In trang này
Thứ sáu, 22 Tháng 9 2017 17:36

Một số bất cập về chính sách thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam

1. Chính sách thuế bảo vệ môi trường

Trong các chính sách thuế hiện hành, mục tiêu bảo vệ môi trường chỉ là mục tiêu lồng ghép chứ chưa phải là mục tiêu chính. Vì vậy, việc khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, khuyến khích đầu tư vào các dự án làm sạch môi trường, không thu thuế nhập khẩu hoặc thu mức thuế suất thấp khi mua các sản phẩm, thiết bị môi trường liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường chỉ góp một phần nào đó vào mục tiêu bảo vệ môi trường chứ chưa tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng và hoạt động sản xuất các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường.

Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 1-1-2012 chưa điều chỉnh các hoạt động sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm có tác động xấu đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người, và qua hai năm kể từ ngày có hiệu lực, nhìn chung luật này bước đầu chưa thể hiện rõ vai trò góp phần giảm thiểu các tác nhân sẽ gây tác động xấu đến môi trường tại nguồn gốc phát sinh trong thực tiễn. Các khoản phí bảo vệ môi trường là một công cụ kinh tế tác động trực tiếp đến đối tượng gây ô nhiễm (phí thu vào nguồn gây ô nhiễm) nhưng có tính pháp lý thấp, mức thu thấp nên tác dụng còn chưa mạnh.

Thuế bảo vệ môi trường là một trong những chính sách kinh tế nhằm bảo vệ môi trường của Việt Nam. Việc ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường là cần thiết, cấp bách để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế đi liền với giảm ô nhiễm môi trường; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, góp phần thay đổi nhận thức của nhân dân trong sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời, luật này sẽ giúp tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; thực hiện cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế... Tuy nhiên Luật thuế bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập về:

- Phạm vi đối tượng chịu thuế;

- Người nộp thuế (không có các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu);

- Mức thuế với các đối tượng tính thuế (chẳng hạn như với xăng dầu nếu tính mức giá sàn thì luật không có tác dụng gì so với hiện nay, còn tính mức giá cao thì cước phí vận chuyển sẽ rất cao; hoặc mức thuê đánh trên mặt hàng túi nilông quá cao, gần gấp đôi giá bán (giá túi nilông khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg, trong khi mức thuế bảo vệ môi trường là 30.000 - 50.000 đồng/kg) nên khó khả thi và có thể gây nhiều xáo động trên thị trường).

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm.  

Sửa đổi lần cuối Thứ ba, 19 Tháng 12 2017 17:41