In trang này
Chủ nhật, 22 Tháng 4 2018 03:21

Mối liên hệ giữa độc quyền và cạnh tranh với học tập và nghiên cứu

Có nhiều quan điểm cho rằng nền kinh tế thị trường gắn liền với việc thúc đẩy đổi mới tuy “tính chất đổi mới” của hệ thống thị trường liên tục được ca tụng, dường như không có những nguyên lý chung về tính hiệu quả của các thị trường liên quan đến tốc độ và hướng đổi mới.

Nhà kinh tế học Joseph Schumpeter người đã lý giải cho tính tập trung của đổi mới, cho rằng trọng tâm không chỉ là sự đổi mới của tư bản chủ nghĩa mà bản thân sự đổi mới đòi hỏi một vài mức độ về sức mạnh độc quyền. Nếu cạnh tranh là hoàn hảo và kiến thức lưu chuyển tự do, những nhà cải cách sẽ không thể dành riêng được bất kỳ nguồn doanh thu nào cho đổi mới, và nếu không có đổi mới, các nền kinh tế sẽ đình trệ. Hơn nữa, các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ gặp khó khăn trong việc đẩy mạnh tài chính do các khoản đầu tư vào đối mới đòi hỏi. Đối với việc nghiên cứu, các doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận cần thiết tài trợ cho nghiên cứu - đặc biệt là các doanh nghiệp độc quyền, hơn nữa, trong một kỷ nguyên mà các thị trường tài chính kém phát triển hơn và các doanh nghiệp vốn mạo hiểm không tốn tại sự vay vốn để đầu tư vào nghiên cứu tài chính rất hạn chế bởi nếu dự án nghiên cứu thất bại, người cho vay sẽ không có gì để nắm giữ.

Các nhà kinh tế cũng đưa ra một cách nhìn tích cực hơn một cách rõ ràng về độc quyền so với các thành phần còn lại của ngành kinh tế. Trên thực tế, có một vài thành kiến khi nhìn vào mối bận tâm độc nhất của các nhà kinh tế truyền thống về các mối đe doạ của độc quyển và sự thần thánh hóa của họ về các thị trường cạnh tranh.Một số nhà kinh tế cho rằng những ràng buộc của nhà độc quyền về đầu ra là một mức giá thấp cho tính kém hiệu quả kéo dài phải trả cho sự đổi mới với tốc độ cao hơn mà họ cho rằng đi kèm với độc quyền.

Những dao động của nền kinh tế đã lặp lại nhiều lần và thậm chí khi xem xét sự mất mát về sản lượng trong những giai đoạn đó lưu ý về sự gia tăng mạnh trong mức sống do chủ nghĩa tư bản vào thời điểm đó và có thể sau đó tiếp tục đem lại. Schumpeter thậm chí rất lạc quan về sự loại bỏ đói nghèo: Với rất ít bằng chứng về sự gia tăng bất bình đẳng, khi thu nhập bình quân tăng, rất có thể những người nghèo ở dưới đáy xã hội cũng sẽ nhận thấy sự phồn vinh mới đạt được.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm 

Sửa đổi lần cuối Thứ hai, 08 Tháng 10 2018 03:25