In trang này
Thứ ba, 21 Tháng 8 2018 09:06

Giới thiệu chính sách tài khóa của một số nền kinh tế mới

Số liệu thống kê kinh tế của Trung Quốc nửa đầu năm 2013 cho thấy tăng trưởng của nước này tiếp tục xu hướng chậm lại, dù vẫn ở mức tương đối cao. Tăng trưởng quý II năm 2013 là 7,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với tốc độ 7,8% của quý I năm 2013. Sự sụt giảm xuất khẩu và sản xuất công nghiệp của Trung Quốc khiến các nhà phân tích và giới quan sát tỏ ra quan ngại về triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong phần còn lại của năm 2013 và những năm tiếp theo.

Trước đó, năm 2010, thời điểm sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009, kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng rất cao, tăng 10%. Trung Quốc là nước xuất khẩu và nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đối với thương mại toàn cầu, trong đó 40% nhu cầu các sản phẩm tài nguyên của toàn thế giới là đầu vào cho sản xuất công nghiệp của Trung Quốc. Trong khi đó, triển vọng hồi phục kinh tế ở các khu vực vẫn chưa rõ ràng khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vẫn giảm đáng kể. 6 tháng cuối năm 2009, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng âm. Qua đó Có thể thấy, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tuy không trực tiếp tác động tới thị trường vốn của Trung Quốc do thị trường vốn của nước này được kiểm soát chặt chẽ, hoạt động khép kín, nhưng đã tác động gián tiếp thông qua hoạt động thương mại quốc tế với thế giới bên ngoài. Với vị trí là một nền kinh tế lớn, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành kết hợp Công cụ chính sách tài khóa tích cực với chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm chuyển sang mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô thay vì tăng trưởng cao như giai đoạn trước và sau khủng hoảng.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải về tệp đính kèm.