In trang này
Thứ sáu, 19 Tháng 10 2018 09:13

Chính sách hợp lý hóa công nghiệp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sau thế chiến thứ II

Một trong những mục tiêu tái thiết kinh tế, khôi phục sản xuất sau chiến tranh của Nhật bản là hợp lý hóa công nghiệp hay nói cách khác thay đổi, tái thiết nền công nghiệp hậu chiến cho phù hợp với nhu cầu sản xuất, cung ứng thời hậu chiến. Quá trình tái thiết chủ yếu là tái thiết các ngành công nghiệp Nhật Bản then chốt dưới cái gọi là: Hệ thống sản xuất ưu tiên (Keisha Seisan Hoshiki) - trước khi thực hiện đường lối Dodge

Nói chung, tất cả các khía cạnh của một công ty trong bất cứ một ngành công nghiệp nào đó phải được hợp lý hoá nếu công ty này muốn cạnh tranh với các công ty khác và sống sót được trong các thị trường trong và ngoài nước. Do đó, hợp lý hoá một ngành công nghiệp nào đó tự nó chỉ là việc gia tăng thêm những cố gắng riêng của mỗi công ty nhằm hợp lý hoá khi nó phản ứng lại những tín hiệu thị trường và các giải pháp chính sách. Mặt khác nếu tập trung vào phía cung của nền kinh tế quốc dân và nhận ra rằng những cái bên ngoài nhất định giữa các ngành công nghiệp sẽ bóp méo quá trình hợp lý hoá, thì sẽ thấy rõ răng cần có sự can thiệp chính sách để sửa lại những méo mó ấy. Do đó, cần lưu ý rằng có hai định nghĩa về hợp lý hoá công nghiệp. Hợp lý hoá tất cả các hoạt động cần thiết để làm tăng khả năng lợi nhuận của các công ty và hợp lý hoá tất cả các phản ứng của công ty đóng góp vào việc cải thiện phía cung của nền kinh tế quốc dân.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải về tệp đính kèm.