In trang này
Thứ năm, 21 Tháng 3 2019 03:21

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Việc giải thích pháp luật nhằm đạt được những giá trị khoa học và phục vụ tích cực đối với đời sống pháp lý. Những giá trị thu được từ giải thích pháp luật luôn có tính phổ biến, tuy nhiên khi nghiên cứu lý thuyết giải thích pháp luật dựa trên khái niệm, nguyên tắc, phương pháp, hình thức, chủ thể và đối tượng của giải thích pháp luật ở mỗi quốc gia có những đặc điểm khác biệt nhất định phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, truyền thống pháp luật. Như vậy, giải thích pháp luật là việc làm rõ nội dung và phạm vi áp dụng của văn bản hay một quy định cụ thể nào đó của văn bản quy phạm pháp luật.

Ở Việt Nam, có quan điểm cho rằng, giải thích là việc làm sáng tỏ về mặt tư tưởng và nội dung các quy phạm pháp luật, bảo đảm cho sự nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất pháp luật; là nhằm xây dựng lại ý tưởng mà tác giả mong muốn truyền đạt qua các quy định của văn bản pháp luật đó. Tuy nhiên, thuật ngữ "giải thích pháp luật" xuất hiện lần đầu trong Hiến pháp năm 1959 (khoản 3 Điều 53), nhưng từ đó đến nay, tại các văn bản pháp luật ở nước ta chưa có một quy định nào diễn giải, hoặc đưa ra khái niệm, định nghĩa về giải thích pháp luật để làm cơ sở pháp lý xây dựng một lý thuyết chính thống, tiên tiến đối với hoạt động này.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn xin quý vị tải về tệp đính kèm.