In trang này
Thứ tư, 22 Tháng 5 2019 03:33

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, VÀ CÁC CƠ QUAN KHÁC

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội là chủ thể duy nhất có quyền giải thích pháp luật. Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc kiến nghị của đại biểu Quốc hội quyết định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

Về cơ sở pháp lý, Chính phủ, các Bộ (Bộ trưởng), và các cơ quan khác là những chủ thể không được pháp luật trực tiếp quy định có quyền giải thích pháp luật. Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pliáp luật năm 2015, Chính phủ được quyền ban hành Nghị định để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Đối với những vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn xin quý vị tải về tệp đính kèm.