In trang này
Thứ tư, 04 Tháng 3 2020 09:23

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH

Tháng 01-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đánh dấu một bước ngoặt lớn với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa tài chính, các nước phải đối mặt với rủi ro tài chính ngày càng lớn. Khủng hoảng tài chính đã tr thành mối đe dọa chủ yếu đến an ninh kinh tế thế giới và Việt Nam không nằm ngoài dòng chảy đó. Chính vì thế, việc tăng cường an ninh tài chính, hoàn thiện và cải cách thể chế giám sát tài chính, thiết lập cơ chế ứng phó tiền tệ là rất cần thiết. Cơ chế ngăn chặn rủi ro linh hoạt, tăng cường phối hợp và hợp tác với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực tài chính đã trở thành một nội dung chính của an ninh kinh tế. Từ đó có thể thấy, an ninh tài chính là một khái niệm cơ bản, là điều kiện thiết yếu để nền tài chính tồn tại và phát triển bền vững.

Kể từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, thị trường tài chính là công cụ điều hành nền kinh tế quan trọng bậc nhất của Chính phủ, là kênh huy động vốn cho các dự án, cho các chương trình, mục tiêu kinh tế và thực thi chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, hoạt động tài chính cũng đang bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém, mà biểu hiện rõ nét nhất chính là diễn biến phức tạp và hậu quả khôn lường mà hoạt động tội píi o trong lĩnh vực này gây ra những năm gần đây.

 

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải về tệp đính kèm.