In trang này
Thứ tư, 25 Tháng 3 2020 07:50

ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG ĐẦU TƯ, KINH DOANH CỦA NHÀ NƯỚC

Nhìn lại hơn 30 năm đổi mới có thể thấy, từ việc Nhà nước khuyến khích phát triển ồ ạt xí nghiệp quốc doanh, đến nay, Nhà nước đang thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc nền kinh tế. Trong lý luận truyền thống, kinh tế quốc doanh được xem là thành phần kinh tế mang tính xã hội chủ nghĩa. Đối lập với đó là kinh tế tư nhân được xem là khu vực kinh tế “phi xã hội chủ nghĩa”. Chính vì thế, đã có thời kỳ, chúng ta có nhận thức rằng càng nhiều kinh tế quốc doanh thì càng nhiều xã hội chủ nghĩa. Do vậy, cũng dễ hiểu khi Hiến pháp năm 1980 quy định: “Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên” (Điều 18).

Trong bối cảnh áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung, hoạt động của các xí nghiệp quốc doanh được thực hiện theo phương thức cấp phát - giao nộp. Việc hạch toán lời lỗ hầu như không được đặt ra. Tuy nhiên, chuyển sang cơ chế thị trường, việc hạch toán trở thành yêu cầu hàng đầu. Với việc khẳng định sự bình đẳng trước pháp luật của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân với doanh nghiệp nhà nước mà Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, sửa đổi năm 1994 và Luật Công ty năm 1990, sửa đổi năm 1994 chính thức ghi nhận, doanh nghiệp nhà nước bắt đầu phải chịu áp lực cạnh tranh trên thị trường từ chính các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Hoạt động kinh doanh không còn là đặc quyền riêng của doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã mà đã được mở cửa cho doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tiễn đó đòi hỏi doanh nghiệp nhà nước phải được hiện đại hóa về phương thức quản trị và chấp nhận quy luật đào thải của thị trường.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn xin tải về tệp đính kèm.