In trang này
Thứ năm, 26 Tháng 3 2020 01:54

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG GIÁM SÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CỦA QUỐC HỘI

Có thể thấy rằng, khái niệm “giám sát" và nội hàm của nó được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt 1998 của NXB Đà Nẵng, giám sát được giải thích là: “theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều đã quy định không"[1].

Mặt khác, theo Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính, giám sát có nội dung chính như: Giám sát là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc các đối tượng chịu giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế, nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước, đảm bảo cho luật pháp được tuân thủ nghiêm chỉnh[2].

            Cuốn sách Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ: Giám sát là theo theo dõi, kiểm tra, phát hiện, đánh giá của cá nhân, tổ chức, cộng đồng người đối với cá nhân, tổ chức, cộng đồng khác trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, trong việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, của các tổ chức chính trị xã hội và kiến nghị phát huy ưu điểm, thành tựu, xử lý đối với cá nhân, tổ chức có những hành vi sai trái.

            (Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn xin tải về tệp đính kèm)


[1] Hoàng Phê (Chủ biên); Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Năng, 1998

[2]Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2000.

Sửa đổi lần cuối Thứ sáu, 18 Tháng 9 2020 02:07