In trang này
Thứ hai, 22 Tháng 6 2020 02:32

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NHU CẦU NHẬP KHẨU TẠI THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU

Chi phí đầu người mua sắm hàng may mặc ở Liên minh châu Âu rất cao, đặc biệt là ở các nước Bắc Âu, Anh, Pháp... Hiện nay, Đức dẫn đầu Liên minh châu Âu về thị phần tiêu thụ hàng dệt may trong khối với 18,5 %, Italia chiếm 17,4 %, Anh 16 %, Pháp 12,7 %, Tây Ban Nha 6,2 %. Liên minh châu Âu là thị trường có sự đa dạng trong tiêu thụ sản phẩm dệt may. So với các thị trường tiêu thụ khác, Liên minh châu Âu có sự phân tán trên nhiều quốc gia nên xuất khẩu dệt may vào Liên minh châu Âu sẽ có áp lực hơn. Nhu cầu tiêu dùng từng dòng sản phẩm nam, nữ, trẻ em ở mỗi quốc gia chia tỷ lệ nhiều hay ít cũng có khác biệt lớn. Hiện nay Bănglađét là nước xuất khẩu sản phẩm may mặc lớn nhất vào thị trường Liên minh châu Âu, tiếp đến là Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Inđônêxia, Pakistan, Philippin, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ... Việt Nam vẫn còn là nhà cung ứng triển vọng cho Liên minh châu Âu trong tương lai. Trong 4 nhóm hàng may mặc tiêu thụ tại Liên minh châu Âu, hàng thiết kế cao cấp chiếm gần 5 %, hàng sản xuất theo xu hướng thời trang chiếm trên 30 %, hàng xu hướng theo mùa 45 %, hàng giá rẻ, đáp ứng số đông chiếm 17 %. Trong 4 nhóm hàng trên, Việt Nam mới đáp ứng được phân khúc hàng tiêu thụ theo mùa và giá rẻ vì biên độ lợi nhuận thấp[1].

          Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn xin tải về tệp đính kèm.


[1]Euratex quick information guide, 2015