In trang này
Thứ sáu, 10 Tháng 7 2015 00:00

Chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nhà nước: thực trạng và giải pháp

Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán Nhà nước Việt Nam được đánh giá trên cơ sở những thành tựu đã đạt được và những mặt tồn tại cần phải khắc phục về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của kiểm toán nhà nước Việt nam. Mặc dù hiện nay Luật kiểm toán Nhà nước đã giải quyết được cơ bản những vướng mắc, khó khăn trước đây về địa vị pháp lý và cơ chế hoạt động của kiểm toán nhà nước, nhưng để triển khai thực hiện Luật Kiểm toán một cách có hiệu quả còn nhiều vấn đề cần phải tổng kết và đánh giá để phát huy những mặt tích cực, hạn chế các mặt còn tồn tại để kiểm toán nhà nước hoạt động hiệu quả hơn. Để bảo đảm tính độc lập cao đối với hoạt động kiểm toán nhà nước, hoàn thiện vị trí pháp lý của kiểm toán nhà nước phải đảm bảo tương xứng với vị trí, vai trò của kiểm toán Nhà nước với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất của Nhà nước do Quốc hội thành lập và chỉ tuân theo pháp luật, đồng thời phân định rõ vị trí, vai trò, chức năng của kiểm toán nhà nước với cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát khác của Nhà nước, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước trong công cuộc đổi mới cần phải củng cố, bổ sung thêm một số chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kiểm toán nhà nước so với các quy định của luật kiểm toán nhà nước hiện hành.

Chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nhà nước trong giai đoạn đầu chủ yếu thực hiện chức năng kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ, các nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm toán nhà nước cũng được quy định phù hợp với chức năng kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ. Vị thế của cơ quan kiểm toán nhà nước được khẳng định tại Luật Kiểm toán hiện hành là do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chủ tuân theo pháp luật. Đồng thời, luật kiểm toán hiện hành cũng quy định đầy đủ chức năng vốn có của kiểm toán nhà nước phù hợp với thông lệ Quốc tế: kiểm tra, xác nhận các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, chức năng tư vấn kiểm toán và chức năng công khai các số liệu và tình hình quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước và các nguồn lực khác do Nhà nước nắm giữ.

     Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kiểm toán nhà nước theo Luật kiểm toán nhà nước hiện nay về cơ bản là phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của kiểm toán nhà nước. Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động và sự vận động nền kinh tế đã bột lộ một số tồn tại, vướng mắc cụ thể như sau...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ ba, 13 Tháng 10 2015 02:08