In trang này
Chủ nhật, 27 Tháng 11 2016 05:09

Lý thuyết quản lý công mới trong phát triển thị trường dịch vụ công

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

Lý thuyết về quản lý công mới chỉ ra những thất bại và không phù hợp của khu vực công và những vấn đề thuộc về bản chất và sở hữu trong hoạt động của khu vực công. Bộ máy quan liêu, lãng phí và không hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực và cơ chế giải trình không thỏa đáng là những vấn đề được lý thuyết quản lý công mới tập trung phân tích để tìm kiếm cách thức giải quyết.

Theo đó, quản lý công mới là để tìm ra các phương pháp và chương trình nhằm đổi mới tổ chức, sở hữu, văn hóa và cách thức quản lý của khu vực công. Cách tiếp cận này cũng hàm ý điều chỉnh phương thức quản lý hướng tới khách hàng, phù hợp với chức năng nhiệm vụ, nâng cao chất lượng và quản lý có sự tham gia nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong cung ứng dịch vụ công (Barzelay, 1992; Osbome và Gaebler, 1992; Halachmi, 1995). Với cách hiểu này, lý thuyết quản lý công mới hướng tới thương mại hóa vai trò của nhà nước trong cung cấp dịch vụ công và mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước với người dân.

Thuật ngữ “Cùng hợp tác” với ý nghĩa ban đầu gắn kết sự tham gia của người dân, khách hàng trong cung ứng dịch vụ, trong đó đặc biệt là các dịch vụ công cộng. Cách tiếp cận này được giới học giả dành nhiều sự quan tâm trong những năm 1970 và 1980, tuy nhiên nó đã không được vận dụng vào những năm sau đó vì có các mô hình khác về cải cách dịch vụ công chi phối. Bắt đầu từ những năm 1990, nhiều học giả và những người làm thực tiễn đã làm sáng tỏ tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động cùng hợp tác. Theo đó, cách tiếp cận cùng hợp tác được áp dụng phổ biến bên cạnh cách tiếp cận thị trường trong đổi mới cung ứng dịch vụ công. Boyle Clark và Bums (năm 2006) đã khẳng định rằng, “cùng hợp tác” trong việc thực hiện các dịch vụ công có nghĩa là khách hàng liên quan trực tiếp hơn tới cung ứng dịch vụ công, là người cùng thiết kế kế hoạch cung ứng và tham gia vào một số hoạt động khác với các tổ chức công. Loeffler (năm 2008) và Alford (năm 2009) lại nhấn mạnh hiệu quả hay sự sáng tạo về giá trị dịch vụ công khi có sự cùng hợp tác giữa khách hàng và đơn vị cung ứng dịch vụ công. Nói tóm lại cách tiếp cận này trong lý thuyết quản lý công mới đều nhằm tạo ra sự thay đổi hướng tới sự tham gia của khách hàng trong hoạt động cung ứng dịch vụ công...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm.