In trang này
Thứ sáu, 21 Tháng 7 2017 08:23

Những vấn đề đặt ra trong xã hội hóa giáo dục

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

Trong thời gian qua, xã hội hóa giáo dục đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc huy động cộng đồng tham gia vào phát triển sự nghiệp giáo dục; đa dạng hóa các hình thức giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; sự ra đời của hệ thông giáo dục ngoài công lập bên cạnh giáo dục công lập đã phần nào đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Trên thực tế, một số cơ sở giáo dục ngoài công lập đã khẳng định vị thế của mình cả về quy mô và chất lượng so với các cơ sở giáo dục công lập, thể hiện được tính hiệu quả của loại hình trường này; đồng thời xã hội hóa giáo dục đã góp phần tạo nên tính năng động của toàn xã hội, xóa bỏ tâm lý thụ động, ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước. Việc tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục cũng như sự huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào giáo dục đã góp phần nâng cao mức thụ hưởng, tính dân chủ trong thụ hưởng giáo dục của người dân... Tuy nhiên, xã hội hóa giáo dục Việt Nam còn nhiều vấn đề đặt ra như: vấn đề mới, quan hệ giữa tăng quy mô với bảo đảm chất lượng giáo dục - đào tạo; quan hệ giữa đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy với nguồn lực để thực hiện việc đổi mới đó; vấn đề quan hệ giữa quản lý nhà nước và giám sát của cộng đồng đối với giáo dục - đào tạo... cần giải quyết nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm.