In trang này
Thứ ba, 27 Tháng 11 2018 09:17

Một số vấn đề lý luận về phân luồng trong hệ thống giáo dục

Để hình thành nên những công dân của đất nước, mục đích GDPT (Giáo dục phổ thông) của bất cứ nước nào cũng đề ra giáo dục phát triển toàn diện, cân đối, hài hoà giữa các mặt thể chất và tinh thần; trí tuệ và tình cảm; đạo đức và tài năng; cá nhân và xã hội; truyền thống dân tộc và văn hoá nhân loại... Nghĩa là, nền giáo dục phải có sứ mệnh giáo dục, đào tạo lớp người trẻ tuổi của đất nước thành những người công dân theo mong đợi của xã hội, đáp ứng yêu cầu của thời đại...

Nhưng học sinh phổ thông là một tập hợp những trẻ em, thanh thiếu niên từ lớp 1 đến lớp 12 (từ 6 đến 18-19 tuổi), với những giai đoạn phát triển và đặc điểm sinh lý - thể chất, tâm lý - xã hội khác nhau khá xa. Do vậy chương trình, nội dung, phương pháp, cách tổ chức giáo dục cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của đối tượng giáo dục. Đó chính là một trong những cơ sở quan trọng của sự phân cấp, bậc học, phân ban, phân luồng và giai đoạn sau là liên thông...

            Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn xin quý vị tải về tệp đính kèm.