In trang này
Thứ năm, 28 Tháng 5 2020 04:37

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Có thể định nghĩa quyền lực nhà nước (state power) là khả năng của Nhà nước buộc các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải phục tùng chính sách, pháp luật do Nhà nước đề ra. Trong xã hội sẽ tồn tại nhiều dạng quyền lực, do nhiều dạng chủ thể khác nhau nắm giữ, tác động đến những đối tượng khác nhau và các quan hệ xã hội khác nhau.

Có thể khẳng định trong các xã hội, quyền lực nhà nước là dạng quyền lực được bảo đảm thực thi tốt hơn cả. Mặc dù vậy, cần thấy rằng cưỡng chế không phải là cách thức duy nhất để thực thi quyền lực nhà nước. Ngoài cưỡng chế, quyền lực nhà nước còn phải được thực hiện qua vận động, thuyết phục. Trong các nhà nước dân chủ hiện đại, phương pháp vận động, thuyết phục trong việc thực thi quyền lực nhà nước rất được coi trọng, trong khi phương pháp cưỡng chế chỉ được thực hiện trong những bối cảnh và trong phạm vi pháp luật cho phép để phòng ngừa những hành vi lạm quyền, chuyên chế của bộ máy nhà nước. Để thực hiện quyền lực nhà nước có hiệu quả, bộ máy nhà nước cần được tổ chức một cách hợp lý, khoa học. Theo thời gian, nhân loại đã liên tục cải tiến tổ chức bộ máy nhà nước và cho đến hiện nay đã xác định một mô hình mang tính phổ biến đó là phân chia quyền lực nhà nước thành ba nhánh: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Với tính cách là những phương thức thực thi quyền lực nhà nước, các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là kết quả của sự phân công nội bộ ở từng công đoạn của quy trình lao động quyền lực nhà nước. Quyền lập pháp quyền làm ra các đạo luật) là quyền “...thể hiện ý chí chung của quốc gia, phải được giao cho một cơ quan đại diện bao gồm những người do dân chúng bầu ra”[1] (quốc hội hay nghị viện). Nếu như quyền lập pháp là quyền thể hiện ý chí chung của quốc gia, thì quyền hành pháp là quyền “...thực hiện ý chí chung ấy”[2], tức là quyền áp dụng (thi hành, thực hiện) luật do cơ quan lập pháp ban hành. Quyền tư pháp là quyền xử lý những vi phạm để bảo vệ pháp luật. Ba nhánh quyền này có trách nhiệm phối hợp với nhau để thực hiện quyền lực và mục tiêu chung của nhà nước là quản lý xã hội, nhưng đồng thời có tính độc lập và có khả năng kiềm chế, giám sát nhau.

 

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn xin tải về tẹp đính kèm.


[1] Montesquieu: Tinh thần pháp luật, 1748(Hoàng Thanh Đạm dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996)

[2] Montesquieu: Tinh thần pháp luật, 1748(Hoàng Thanh Đạm dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996)