In trang này
Thứ tư, 27 Tháng 5 2020 04:42

Thực trạng hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đối với hệ thống hành pháp

Việc nghe và xem xét báo cáo công tác giúp Quốc hội nắm được tình hình hoạt động của Chính chủ, qua đó, tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ, kịp thời về tình hình thi hành Hiến pháp và pháp luật trong thực tiễn; đồng thời, tăng cường trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội và Nhân dân. Trong quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, hoạt động xem xét báo cáo của Quốc hội dựa trên cơ sở hoạt động thẩm tra báo cáo của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Thông qua thẩm tra, các báo cáo công tác của Chính phủ được đánh giá trung thực và khách quan, tạo điều kiện cho hoạt động giám sát của Quốc hội được thuận tiện, chính xác. Tuy nhiên, hoạt động thẩm tra báo cáo cũng còn những hạn chế, như ít phát hiện được những điểm bất cập, mâu thuẫn trong báo cáo, chủ yếu vẫn là đồng tình với các bản báo cáo. Các báo cáo thẩm tra với tính chất phản biện mang tính xây dựng, hợp tác rất ít.

             Bên cạnh đó, một số thành viên các Ủy ban của Quốc hội thường ít đưa ra ý kiến đóng góp. Các nội dung liên quan đến chương trình giám sát, cách thức tổ chức việc giám sát, việc bảo đảm tính khách quan, chính xác trong giám sát, xử lý kết luận giám sát cũng còn những hạn chế, hơn nữa, trình độ, năng lực của đại biểu Quốc hội cũng còn những bất cập, chưa đáp ứng với yêu cầu của người đại biểu nhân dân trong điều kiện hiện nay. 

          Trên đây là trích dẫn tài liệu, đê xem toàn văn xin tải về tệp đính kèm.