In trang này
Thứ sáu, 29 Tháng 5 2020 07:19

KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

Về quyền lực nhà nước, các học thuyết về vấn đề này được hình thành và phát triển từ nhiều nhà nghiên cứu về khoa học chính trị khác nhau. Về tự do tự nhiên của con người không bị ràng buộc bởi các quyền lực siêu nhiên chính quyền kể cả các quyền lực lập pháp John Locke cho rằng vai trò của chính quyền là bảo vệ tài sản của người dân và chính quyền phải bị thay thế khi không thực hiện được sự ủy nhiệm này. Nói cách khác, quyền lực của chính quyền có nguồn gốc từ sự ủy thác của người dân, được trao để nhằm mục đích bảo vệ cuộc sống và tài sản của nhân dân, và chịu sự giới hạn bởi mục đích này. Quan niệm mà ông đưa ra về tự do dựa trên cơ sở con người có các tự do tư tưởng và phải được bảo đảm bằng sự tham gia trong các quá trình ra quyết định và thực hành quyền lực chính trị[1]. Ngược lại, Rousseau tranh luận về mối quan hệ giữa tự do và quyền lực và đã đưa ra quan điểm về “khế ước xã hội theo đó tự do được bảo đảm bởi pháp luật[2], Rousseau cũng mở rộng sự thực hành tự do thông qua dân chủ. Ông cho rằng, con người được tự do xây dựng pháp luật và lựa chọn quyền lực quá trình đó. Lý thuyết của Locke và Rousseau đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cá nhân và chính quyền mà ngày nay được chấp nhận như các nguyên tắc ở các nền dân chủ hiện đại. Montesquie, với học thuyết phân quyền[3], cho rằng, quyền lực phải bị ngăn chặn bởi quyền lực. Quyền lực nhà nước cần được phân chia để chúng kiểm soát lẫn nhau và tránh việc tập trung quyền lực mà có thể dẫn đến sự độc tài. Mỗi chính thể đều có ba thứ quyền lực, là “quyền lập pháp” - thể hiện ý chí chung của quốc gia (làm luật); “quyền hành pháp” - thực hiện ý chí chung đó (thi hành luật); và “quyền tư pháp” - trừng trị tội phạm và phân xử tranh chấp (áp dụng luật). Chính quyền, hay cơ quan hành chính, là một cơ cấu trung gian, được tạo ra để thi hành “ý chí chung” (quyền lập pháp), “nằm giữa người dân và chủ quyền tối cao, để bảo đảm sự liên lạc hai chiều, có nhiệm vụ thi hành luật pháp và giữ gìn tự do, bao gồm cả tự do dân sự và chính trị”[4]. Tự do của công dân chỉ được bảo đảm khi ba bộ phận quyền lực được phân lập, bình đẳng, và kiểm soát lẫn nhau (quyền lực ngăn chặn quyền lực).

 

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn xin tải về tệp đính kèm. 


[1] Xem John Locke: Two Treatises of Government. Book II. of Civil Government. Locke, 1821, phần I, chương 4

[2] Jean J. Rousseau (1997: 215-217): Discourse on the Origin of Inequality, Phần II

[3] . Charles S. Montesquieu (1689-1755): “De l'esprit des lois”. Ở Việt Nam, bản trích dịch phổ biến nhất hiện nay là: Bàn về tinh thần pháp luật”, do Hoàng Thanh Đạm dịch (Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006).

[4] Jean J. Rousseau: The Social Contract and Discources by Jean Jacques Rousseau, translated with Introduction by G.D.H. Cole, J.M. Dent & Sons Ltd, London; E.P.Dutton & C. Inc., New York, 1940, Chương I,III. tr.50.