In trang này
Thứ năm, 20 Tháng 8 2020 07:31

Góp ý sửa đổi các quy định pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Trong những năm qua, cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc và toàn diện, kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế. Kinh tế luôn đạt mức tăng trưởng cao, tạo nhiều thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới đất nước, xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng làm nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp đối với môi trường, đặc biệt là sự ảnh hưởng của nguồn nước sông Mê Kông đến các vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù, có nhiều nỗ lực trong việc thiết lập các cơ chế và giải pháp bảo vệ môi trường trong thời gian qua, nhưng thực trạng môi trường Việt Nam vẫn còn thách thức, đó là sự gia tăng của ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật, năng lực ứng phó sự cố còn hạn chế, biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường xuyên biên giới ngày càng lớn, phức tạp, khó lường, đặt ra các yêu cầu ngày càng cao đối với công tác bảo vệ môi trường... Đối với nguồn nước chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng nhiệt lượng. Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cộng đồng có ý thức bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn - phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải trong sản suất kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường. Những vấn đề nêu trên tạo ra các áp lực lên môi trường nước ta. Nếu không có giải pháp cấp thiết, thỏa đáng sẽ tạo ra lực cản lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển bền vững của đất nước. Để phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thực sự phát huy được hết vai trò của nó là một công cụ kinh tế quan trọng trong quản lý và bảo vệ môi trường, vì thế, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây: 

Thứ nhất, cần có một chính sách nhất quán, bám sát mục tiêu đặt ra nhằm cải thiện chất lượng môi trường. Sự nhất quán đó phải được thể hiện không những ở hệ thống thể chế, các quy định liên quan mà còn phải thể hiện ở các biện pháp đối xử trong quản lý. Cần kiện toàn bộ máy thu phí ở các cấp từ trung ương đến địa phương. Bộ máy quản lý nhà nước về mới trường tuy đã được tăng cường một bước, nhưng còn chưa bảo đảm yêu cầu. Nguồn nhân lực và kinh phí dành cho việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải còn thiếu. Do đó, kiện. toàn bộ máy thu phí là giải pháp không thể thiếu được trong tình hình hiện nay. 

Thứ hai, Bộ Tài nguyên và Môi trường nên phân cấp, ủy quyền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đến cấp huyện đối với các cơ sở sản xuất nhỏ, quy mô hộ gia đình. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh cần sớm thông qua các đề án và ban hành quy chế về việc thu phí trên địa bàn. Cụ thể là đối với nước thải sinh hoạt, Hội đồng nhân dân cần ban hành nghị quyết về mức phí áp dụng trên địa bàn. Đối với nước thải công nghiệp, các Sở Tài nguyên và Môi trường cần chủ động triển khai thu phí thông qua các hoạt động kiểm tra, đôn đốc, vận động các cơ sở công nghiệp kê khai và nộp phí. Thực tế cho thấy, một số địa phương với quyết tâm và phương pháp thực hiện triệt để, sáng tạo đã đạt kết quả tốt. Các Sở Tài nguyên và Môi trường có thể vận dụng linh hoạt các cơ chế quản lý tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của địa phương mình để yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp phí. Việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nếu được thực hiện đồng bộ ở các tỉnh, thành trong cả nước sẽ bảo đảm cho hoạt động thu phí triển khai tốt. 

Bộ Tài nguyên và Môi trường nên xây dựng phần mềm quản lý việc thu nộp phí để phục vụ tốt hơn công tác thu phí. Ngoài ra, nó còn giúp cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ hơn. Phần mềm quản lý giúp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể nắm bắt thông tin về tình hình thu phí trên cả nước trong một thời gian ngắn, biết được những tỉnh nào thực hiện tốt, những tỉnh nào còn triển khai kém hiệu quả... Từ đó tìm hiểu nguyên nhân và trao đổi kinh nghiệm cho nhau để thực hiện tốt công tác thu phí. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nên chủ trì xây dựng và cung cấp cho các Sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương một phần mềm quản lý các doanh nghiệp có phân chia theo mã ngành quy định chung trên toàn quốc, có kết nối với phần mềm tính toán phí sau đó in ra thông báo số phí cho từng cơ sở. 

Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cần công bố danh sách các tổ chức, phòng thí nghiệm có thẩm quyền phân tích nước thải. Hiện tại, việc chưa có danh sách các tổ chức này là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thu phí. Vì vậy, việc công bố một danh sách cụ thể những tổ chức nào được quyền phân tích nước thải khiến cho các doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quá trình tự kê khai. Việc tổ chức cấp phép cho các trung tâm, tổ chức tư vấn có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật, thiết bị máy móc được tiến hành quan trắc chất lượng nước thải phục vụ việc thẩm định phí là rất cần thiết. Việc ban hành tạm thời định mức phát thải cho từng loại sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp với các quy mô sản xuất khác nhau để các Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương thuận tiện trong quá trình thẩm định phí cũng cần được tiến hành. Định mức này cần được xem xét, bổ sung hằng năm để ngày càng sát với thực tiễn. Cũng cần thiết phải ban hành một mức phí chung, tối thiểu cho các cơ sở công nghiệp có 1 mô nhỏ. Ngoài ra, có thể áp dụng bổ sung giải pháp cấp giấy phép xả nước thải để có thêm công cụ, phương tiện quản lý hỗ trợ cho các hoạt động thu phí.

 Thứ ba, cần xây dựng mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải phù hợp hơn. Giải pháp thu phí bảo vệ môi trường do chưa ý thức hết được tầm quan trọng của môi trường sống, chu 90 tiếr trợ cho các hoạt động thu phí. thi bie nu hg múc ne li đối với nước thải hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập về) phí, cách thu và quyền lợi của doanh nghiệp (người trả phí). Đến nay, tại phần lớn các tỉnh, thành phố chưa ban hành các hướng dẫn cụ thể thực hiện giải pháp này. Các doanh nghiệp đã đóng phí thì cho rằng họ không phải xử lý nước thải, trách nhiệm này thuộc về cơ quan thu phí. Trong khi cơ quan môi trường lại cho rằng, phí đó quá thấp, chỉ là phí quản lý, không đủ để đầu tư xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định. Sự thiếu nhất quán trong cách hiểu và thực hiện tại nhiều địa phương đang làm giảm đáng kể hiệu quả triển khai giải pháp này. Do đó, cần phân định rõ trách nhiệm của bên đóng phí và bên thu phí, cách tính phí và thu phí theo lượng, thành phần chất thải. Không nên đánh đồng việc phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp như nhau giữa các doanh nghiệp dù tác hại, chi phí xử lý khác xa nhau. 

Thứ tư, cần phải nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và của các đối tượng nộp phí nói riêng trong việc kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Các doanh nghiệp trốn tránh việc kê khai, trốn tránh nghĩa vụ nộp phí, không đầu tư các trang thiết bị hiện đại bảo vệ môi trường là do chưa ý thức hết được tầm quan trọng của môi trường sống, chưa thấy được tác hại khủng khiếp do môi trường bị ô nhiễm gây ra. Vì vậy, vấn đề giáo dục, nâng cao nhận thức có thể được tiến hành thông qua các biện pháp cơ bản như tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến rộng rãi các tài liệu hướng dẫn bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, đưa nội dung về giáo dục môi trường vào các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc gia, củng cố, tăng cường năng lực cho các trường, các cơ sở đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực quản lý môi trường.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Báo cáo môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015, 2015