In trang này
Thứ hai, 22 Tháng 6 2020 07:47

CÁCH THỨC KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC VIỆT NAM

Cán bộ, công chức nhà nước là những người sử dụng trực tiếp quyền lực nhà nước để tác động lên các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình hoặc của cơ quan nhà nước mà cán bộ, công chức đó trực thuộc. Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trên thực tế như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. Tạo ra các phương thức để kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức hiệu quả nhất là mục tiêu hướng đến của các nhà nước trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam.

           Quyền lực nhà nước là trung tâm của quyền lực chính trị mà các đảng phái chính trị mong muốn sử dụng, chi phối và kiểm soát. Quyền lực nhà nước không tự thân nó có thể tác trực tiếp đến xã hội mà phải thông qua bộ máy nhà nước và các nhân sự làm việc trong bộ máy đó. Do vậy, quyền lực nhà nước được chuyển hóa thành các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước; các quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Sử dụng quyền lực nhà nước trực tiếp nhất là đội ngũ cán bộ, công chức (dưới hình thức tập thể hoặc cá nhân). Từ việc được trao quyền lực nhà nước như vậy thường dẫn đến hai nguy cơ phổ biến, Nguy cơ thứ nhất có phạm vi bao trùm, đó là xu hướng lạm dụng hoặc sử dụng trái phép quyền lực được giao vào những mục đích khác nhau, xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau (vì cá nhân, vì không có năng lực, vì thiếu kiến thức, kinh nghiệm, vì lợi ích cục bộ địa phương, vì không có tầm nhìn...).

           Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn xin tải về tệp đính kèm.