In trang này
Thứ tư, 26 Tháng 3 2014 00:00

Tổng quan về chính sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu thủ trong nền kinh tế thị trường

1. Quan niệm về kinh tế cá thể, tiểu thủ

Trong sự phân định các thành phần kinh tế thời kỳ quá độ, theo V.I Lê Nin không có khái niệm “kinh tế cá thể, tiểu chủ” mà được ông sử dụng bằng khái niệm “kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ”.

Khái niệm kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ ở Việt Nam trong thời kỳ cải tạo XHCN ở miền Bắc từ năm 1958, ở miền Nam sau năm 1975 được sử dụng để chỉ loại hình kinh tế của những người nông dân, thợ thủ công, những người làm thương nghiệp nhỏ. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) Đảng ta vẫn sử dụng thuật ngữ kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa“  để chỉ bộ phận kinh doanh nhỏ ở quy mô gia đình. Đại hội VII (năm 1991) thì thuật ngữ kinh tế cá thể đã được sử dụng, coi đó là một thành phần của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Song lúc bấy giờ thuật ngữ kinh tế tiểu chủ“ chưa được sử dụng gắn với kinh tế cá thể để cùng hàm ý nói về bộ phận kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ. Chỉ đến Đại hội lần thứ VIII (năm 1996) thuật ngữ Kinh tế cá thể, tiểu chủ“ mới chính thức được sử dụng coi như là một thành phần trong cơ cấu 5 thành phần mà Đại hội VIII xác định. Đại hội IX (năm 2001) xác định cơ cấu kinh tế bao gồm 6 thành phần thì trong đó kinh tế cá thể, tiểu chủ vẫn được coi là một thành. Đến Đại hội lần thứ X (năm 2006) bộ phận kinh tế cá thể, tiểu chủ vẫn được khẳng định vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ, song ở Đại hội lần này, kinh tế cá thể, tiểu chủ chỉ được xem là một bộ phần cấu thành của thành phần kinh tế tư nhân. Xét về bản chất, kinh tế cá thể, tiểu chủ là kinh tế tư nhân nhưng là kinh tế tư nhân dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và vốn kinh doanh.

Sách giáo khoa Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin (Dùng cho khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh trong các trường Đại học và Cao đẳng) xuất bản năm 2005 đã giải thích sự khác biệt giữa kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ như sau:

Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế dựa trên trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.

Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên, thu nhập chủ yếu vẫn sức lao động và vốn của bản thân và gia đình.

Từ lịch sử hình thành và các quan niệm đã nêu trên, theo tác giả, có thể diễn đạt một các khái quát về kinh tế cá thể, tiểu chủ như sau: Kinh tế cá thể, tiểu chủ là một bộ phận cấu thành của thành phần kinh tế tư nhân, dựa trên quan hệ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và vốn kinh doanh, tồn tại phổ biến dưới hình thức các hộ kinh doanh trên quy mô gia đình.

Xét về quy mô, ở Việt Nam hiện nay, kinh tế cá thể, tiểu chủ được xếp vào loại hình kinh doanh nhỏ.

 2. Đặc điểm của kinh tế cá thể, tiểu chủ

 - Kinh tế cỏ thể, tiểu chủ là loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh mang tính chất gia đình chứa đựng những khả năng lớn của sáng kiến cá nhân. ở đây, nguyên tắc kinh doanh, theo đuổi mục tiêu doanh lợi kết hợp hài hũa với các giỏ trị gia đình. Những thành viên trong hộ gắn bó với nhau bằng quan hệ ruột thịt, nên có tính cộng đồng, trách nhiệm cao dễ thống nhất. Ngoài các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chủ hộ cũn quan tõm đến việc học hành, giáo dục truyền thống, đạo đức, pháp luật cho các thành viên để hướng tới sự thành đạt.

 - Về quan hệ sản xuất: Mặc dù dựa trên quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và vốn kinh doanh, nhưng vì là tư hữu nhỏ trên quy mô gia đình nên quan hệ quản lý trong các hộ kinh doanh cỏ thể và tiểu chủ là trực tuyến, bỏ qua các khâu trung gian, nên rất chặt chẽ, hiệu quả. Chất lượng sản phẩm, thương hiệu hàng hóa được quan tâm đầu tiên, bởi nó tạo nên chữ tín của gia đình. Sau khi hoàn thành các nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước, quan hệ phân phối thu nhập giữa những người lao động trong hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận về lợi ích kinh tế, mang tính chất như là phân phối lợi ích trong gia đình, vì vậy gần như không tồn tại mâu thuẫn giữa chủ và người lao động. Ngay cả đối với các hộ tiểu chủ, mặc dù có tuyển thêm lao động ngoài gia đình, nhưng về cơ bản cả chủ và người lao động làm việc cùng nhau, từ chia sẻ công việc đến chia sẻ về lợi ích, nên về cơ bản về cơ bản không tồn tại quan hệ bóc lột trong phân phối thu nhập.

 - Mọi tiềm năng trí tuệ, kinh nghiệm quản lý, tay nghề, bí quyết, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh... được tích lũy qua nhiều đời. Đây là tiềm năng" chất xám" quan trọng của kinh tế cá thể, tiểu chủ được phát huy.

 - Quy mô của kinh tế cá thể, tiểu chủ vừa và nhỏ nên dễ tổ chức sản xuất, kinh doanh, ít tốn kém, dễ thích nghi. Nó có khả năng huy động mọi nguồn lực phân tán như vốn, lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, thiết bị kỹ thuật... kết hợp lại với nhau, qua đó giải quyết việc làm cho đông đảo người lao động, tăng thu nhập, tăng tích lũy, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo cơ hội cho người lao động tham gia vào quá trỡnh sản xuất, tỏi sản xuất và hưởng thụ các thành quả tăng trưởng nền kinh tế. 

 Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ ba, 04 Tháng 11 2014 09:04