In trang này
Thứ ba, 25 Tháng 2 2014 00:00

Phát triển dịch vụ xã hội ở một số nước trên thế giới

I. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC CHÂU ÂU:

1. Mô hình Bắc Âu: (các nước Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch

Hệ thống phúc lợi xã hội của Bắc Âu đều tập trung giải quyết ba vấn đề chính: giáo dục miễn phí, chăm sóc trẻ em và bảo hiểm xã hội. Từ đó các dịch vụ xã hội được cung cấp với hiệu quả cao, trên phạm vi rộng, bao gồm: an sinh xã hội, các chế độ trợ cấp, chế độ lợi ích gia đình, các lợi ích thai sản, chế độ hỗ trợ xã hội, hệ thống y tế công cộng, chính sách thị trường lao động, hệ thống giáo dục, các dịch vụ xã hội khác và chính sách trợ cấp công cộng về nhà ở cho mọi người dân.

Hệ thống dịch vụ xã hội của mô hình Bắc Âu tương đối toàn diện. Các dịch vụ xã hội, lợi ích được thực hiện trên mọi lĩnh vực, cho mọi tầng lớn nhân dân. Các dịch vụ xã hội được nhà nước cung cấp là chủ yếu. Hệ thống chi trả trợ cấp xã hội là do nhà nước quản lý, số ít các tổ chức phi lợi nhuận tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ, dựa trên nguồn lực trợ cấp của nhà nước hoặc theo hình thức nhà nước ký hợp đồng với các công ty tư nhân để thực hiện dịch vụ xã hội.

Hệ thống dịch vụ xã hội của Bắc Âu có các đặc điểm nổi trội như: thân thiện với công việc, việc làm; thân thiện với gia đình; thân thiện với trẻ em, người già. Các nỗ lực không ngừng phát triển an sinh xã hội, chính sách thị trường lao động tích cực và việc làm toàn dụng đã giúp cho các nước Bắc Âu giữ vị trí đứng đầu trong tỷ lệ lao động việc làm ở Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế.

Nguồn chi trả của hệ thống dịch vụ xã hội theo mô hình Bắc Âu dựa vào thuế với mức thuế thu nhập rất cao. Đây cũng là thách thức để nhà nước có nguồn tài chính lớn chi trả cho hệ thống an sinh xã hội nói chung và các dịch vụ xã hội nói riêng.

2. Mô hình nghiệp đoàn đại lục: (các nước Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Áo, Thụy Sĩ)

Vai trò quan trọng của hệ thống an sinh xã hội và các dịch vụ xã hội liên quan. Tại nước Đức, hệ thống này xuất hiện từ rất sớm và phát triển tốt với các cấu thành như: hệ thống bảo hiểm y tế 1883, bảo hiểm tai nạn lao động 1884, bảo hiểm hưu trí 1889, bảo hiểm thất nghiệp 1927, bảo hiểm chăm sóc y tế dài hạn 1995 và nhiều loại hình bảo trợ xã hội. Nhà nước xây dựng hệ thống dịch vụ xã hội rộng khắp dựa trên nguyên tắc căn bản là “hợp tác xã hội”, tức là quản lý hệ thống thông qua các quỹ xã hội hoạt động độc lập, phần lớn được quản lý bởi tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động chứ không phải do nhà nước.

Hệ thống dịch vụ xã hội Đức và mô hình nghiệp đoàn đại lục không tập trung dưới sự quản lý của nhà nước mà là một hệ thống phức hợp bao gồm các cơ quan cung cấp dịch vụ xã hội ở tầm quốc gia và các cơ quan độc lập ở bang và địa phương. Trong các cơ quan này, một số là của nhà nước, một số là bán công, một số do công ty tư nhân quản lý hoặc là tổ chức tự nguyện.

Vấn đề giải quyết chế độ cho người thất nghiệp và trợ cấp xã hội. Xu hướng hiện nay ở Đức là đang giảm dần tỷ lệ đóng góp bảo hiểm thất nghiệp. Việc cắt giảm đóng góp bảo hiểm nằm trong chương trình hạ thấp mức đóng góp bảo hiểm thất nghiệp của người lao động đến năm 2010 chỉ còn 4,2% lương từ mức 6,5% lương. Bắt đầu từ năm 2003, Đức đã cải cách mạnh mẽ về thị trường lao động và chế độ đối với người lao động. Sau khi cải cách, hệ thống bảo hiểm thất nghiệp đã được thay bằng hỗ trợ thất nghiệp, áp dụng cho tất cả những người có khả năng lao động nhưng không có việc làm. Ngoài ra, trợ cấp xã hội được áp dụng đối với các trường hợp không có khả năng lao động, người mất khả năng lao động, gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất.

Một trong những dịch vụ xã hội được quan tâm nhiều nhất là trợ cấp cho trẻ em. Hệ thống dịch vụ xã hội hỗ trợ cho cả bố và mẹ những mức độ khác nhau tùy theo thu nhập thực tế của gia đình để làm giảm gánh nặng nuôi con. Phúc lợi này nhìn chung được chi trả cho tới khi đứa trẻ lên 16 tuổi.

Dịch vụ xã hội dành cho người tàn tật: Những người tàn tật cũng được phụ vụ bởi các chương trình y tế và hướng nghiệp. Các chương trình bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu của những người bị tàn tật. Mặt khác, cơ quan chính phủ liêng bang, bang và địa phương tìm kiếm và cung cấp việc làm, giúp đỡ chỗ ở và di chuyển.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ tư, 05 Tháng 11 2014 07:33