In trang này
Thứ năm, 20 Tháng 11 2014 00:00

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về vai trò của nhà nước trong công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu của Malaixia

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

1. Cần định hướng rõ chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập  kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, khi xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và cách mạng khoa học công nghệ thời đại đang diễn ra mạnh mẽ cũng như xuất phát từ mục tiêu đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của Đảng và Nhà nước ta thì việc lựa chọn mô hình công nghiệp hoá phù hợp là hết sức quan trọng. Kinh nghiệm Malaixia cho thấy, trong một thời gian dài đã thành công khi lấy công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng hiện nay, môi trường kinh tế quốc tế đã có nhiều thay đổi, những cơ hội đem lại cho các nước khi tiến hành công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu sẽ không còn nguyên nghĩa như trước đây. Điều đó cho thấy, không thể áp dụng dập khuôn mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu mà Malaixia đã thực thi trong những năm 1970, 1980 và đầu những năm 1990 vào điều kiện nước ta hiện nay. Bởi lẽ, trên thực tế từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (1997) hay cuộc khủng hoảng tài chính có tính toàn cầu hiện nay cho thấy, công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu cũng không phải là hoàn toàn tối ưu đối với sự phát triển của nền kinh tế. Vì khi sự lệ thuộc vào nguồn vốn, công nghệ, thị trường bên ngoài luôn tiềm ẩn nguy cơ, những rủi ro mà hậu quả của nó không thể lường hết được. Thực tế ấy cho thấy, cần có mô hình công nghiệp hoá có sự kết hợp hài hoà hơn xu hướng thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu, qua đó tạo sự gắn kết giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài như sự bổ sung trong phát triển. Từ kinh nghiệm thực tế cũng cho thấy, không một quốc gia nào dù là giàu nhất và có nền khoa học – công nghệ phát triển mà lại có khả năng tự đáp ứng mọi nhu cầu trong nước có hiệu quả. Vả lại, điều đó cũng là không cần thiết vì trong điều kiện toàn cầu hoá, mỗi nước sẽ có nhiều cơ hội để tận dụng các lợi thế của mình thông qua nhập khẩu và thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài cho phát triển. Trong đầu tư phát triển, cần phải thấy rằng khi sự phân biệt giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài ngày càng thu hẹp thì cần phát triển mở rộng và kết hợp hài hoà giữa thị trường nội địa và thị trường nước ngoài, chứ không đơn thuần là định hướng thay thế thị trường nội địa bằng thị trường nước ngoài.

Trên cơ sở các xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu của thế giới hiện nay và điểm xuất phát mới về điều kiện CNH, HĐH ở nước ta, theo chúng tôi quan điểm về sự lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá ở Việt Nam trong những năm tới về cơ bản vẫn nên dựa vào những tư tưởng chủ yếu của chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Bởi lẽ về lý thuyết cũng như trên thực tế, việc thực thi chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu không chỉ có khả năng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế mà còn giúp nước ta có thể tiếp cận một cách có hiệu quả nền kinh tế tri thức. Đặc biệt, nhìn từ góc độ phát triển thì chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn để nước ta có thể phát huy hiệu quả những nguồn lực của mình trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Nguyên tắc cơ bản trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu là phải phát huy tối đa lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời tạo thêm sức mua của thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước có sự kết hợp hài hoà giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm.