In trang này
Thứ tư, 12 Tháng 4 2017 03:07

Một số vấn đề đặt ra đối với phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

Không phải tất cả các trường hợp bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự đều được bồi thường theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, mà chỉ một số trường hợp được bồi thường thiệt hại theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, còn lại những trường hợp khác cũng được bồi thường nhưng do các Văn bản quy phạm pháp luật khác điều chỉnh hoặc áp dụng những nguyên tắc chung, những quy định chung trong Bộ luật dân sự năm 2015 để giải quyết cho từng trường hợp tương ứng. Ở phần dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày việc xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và những trường hợp không được bồi thường.

a) Xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự

Danh sách có giới hạn. Trong quá trình tiếp thu, giải trình ý kiến của ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có ý kiến của thành viên cho rằng, Dự thảo Luật chỉ nên quy định trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với các trường hợp bị oan trong tố tụng hình sự mà chưa nên mở rộng sang việc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra nhằm tạo tâm lý an tâm công tác cho người tiến hành tố tụng hình sự để bảo đảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp vẫn bảo lưu ý kiến và cho rằng dự thảo Luật cần quy định Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường không chỉ đối với thiệt hại do bị oan mà còn đối với thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng hình sự gây ra là hợp lý vì những lý do chủ yếu sau đây : Thứ nhất, phù hợp với quan điểm của Đáng được thể hiện trong các văn kiện như Chỉ thị số 53-CT/TW, ngày 21-3-2000 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 2-1-2002 của Bộ Chính trị. Thứ hai, việc mở rộng phạm vi bồi thường này  cũng phù hợp với quy định của Điều 30, Bộ luật tố tụng hình sự, theo đó “người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại”. Thứ ba, việc buộc Nhà nước có trách nhiệm bồi thường đối với các thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra sẽ góp phần chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém, sai sót trong hoạt động tố tụng hình sự. Thứ tư, quy định này góp phần phúc đáp được nguyện vọng chính đáng của người bị hại là mọi thiệt hại, bất luận là do bị oan hay bị sai do có hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đều phải được Nhà nước bồi thường thỏa đáng.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm.