In trang này
Thứ ba, 23 Tháng 5 2017 08:33

Giới thiệu về hệ thống tổ chức nhân sự của Cộng hòa Pháp

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

1. Khái quát chung về Cộng hòa Pháp

Cộng hòa Pháp nằm ở phía Tây châu Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa; có diện tích 551.602 km2. Năm 2014, dân số có khoảng 66.206.930 người; tổng sản phẩm quốc dân GDP là 2.806 tỷ USD năm 2013, tăng trưởng GDP là 0,2%; chỉ số lạm phát là 0,9%. Pháp là một trong những nước có tỷ lệ nghèo đói, tỷ lệ bất bình đẳng về thu nhập thấp nhất trong các nước có nền kinh tế lớn, đồng thời có dịch vụ xã hội (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, lương hưu) và dịch vụ công cộng (như vận tải công cộng và an ninh) vào loại tốt nhất thế giới. Theo các số liệu của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Pháp là nền kinh tế lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu, sau Cộng hòa Liên bang Đức và Vương Quốc Anh. Kinh tế Pháp xếp hàng thứ 6 trên thế giới năm 2012, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Vương quốc Anh. Pháp là nhà xuất khẩu đứng thứ 5 trên thế giới và cũng đứng thứ 4 thế giới về nhập khẩu hàng hóa sản xuất...

2. Bộ máy quản lý hành chính nhà nước ở Pháp

Về tổ chức hành chính lãnh thổ, hệ thống hành chính của Pháp có ba cấp (trung ương, vùng, tỉnh và xã). Ba cấp hành chính này không có sự lệ thuộc nhau theo nghĩa quan hệ hành chính “dọc” (chỉ đạo trên - dưới) mà cấp trung ương sẽ trực tiếp chỉ đạo đến vùng, tỉnh và xã. Hiện Pháp có 22 vùng, 95 tỉnh và 36.663 xã.

Mô hình hành chính của Pháp là tập trung, phân thành các vùng lãnh thổ (vùng có 3-5 tỉnh), đại diện của chính phủ ở vùng, tỉnh là Vùng trưởng, Tỉnh trưởng. Nền hành chính Pháp có tính ổn định cao với tổ chức theo chiều dọc, trung ương có các bộ, địa phương có các sở tương ứng. Có thể phân chia cấu trúc nên hành chính Pháp theo hai nhóm: bộ máy hành chính trung ương và các cộng đồng lãnh thổ địa phương.

Bộ máy hành chính trung ương bao gồm: các cơ quan hành chính nhà nước trung ương và các cơ quan nhà nước trung ương đặt tại các địa phương (tỉnh trưởng, thị trưởng, các chi nhánh của bộ đặt tại địa phương). Tổng thống Cộng hòa Pháp là nguyên thủ quốc gia đồng thời là người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước. Thủ tướng, các bộ trưởng là những người thực thi các chức năng hành chính chủ yếu ở cấp trung ương. Các cơ quan hành chính trung ương khác vối vai trò hỗ trợ cho hoạt động của bộ máy hành chính trung ương và các cơ quan hành chính độc lập.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm.