In trang này
Thứ tư, 19 Tháng 7 2017 05:33

Kinh nghiệm đánh giá thi hành pháp luật của cơ quan hành chính một số nước

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

1. Kinh nghiệm ở Hoa Kỳ

Một trong những quốc gia đi tiên phong trong việc thể chế hóa cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước (mà kỳ thực cũng không khác nhiều lắm với việc đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước) là Hoa Kỳ.

Đạo luật về Kết quả và thành tích hoạt động của chính quyền “Government Performance and Results Act”) năm 1993, được ký ban hành dưới thòi Tổng thống Binh Clintơn (Bill Clinton) là một ví dụ điển hình.

Đạo luật năm 1993 được ban hành trong bối cảnh Nghị viện Hoa Kỳ, qua các nghiên cứu của mình cho thấy:

- Tình trạng lãng phí và kém hiệu năng trong các chương trình thực thi pháp luật của chính quyền liên bang làm suy giảm niềm tin của nhân dân Mỹ vào chính quyền, cũng như làm giảm năng lực của chính quyền liên bang trong việc đáp ứng, giải quyết một cách hữu hiệu/ đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của công chúng;

- Các nhà quản trị trong chính quyền rất khó thực hiện đầy đủ chức trách để cải thiện hiệu quả và hiệu lực của các chương trình thực thi pháp luật nếu như các chương trình thực thi pháp luật này không định rõ mục tiêu của chương trình cũng như thiếu các thông tin đầy đủ về thành tích/kết quả thực tê mà chương trình mang lại;

- Năng lực lập pháp và giám sát của Nghị viện cũng bị ảnh hưởng tiêu cực nếu Nghị viện không chú ý đầy đủ tới các kết quả và thành tích thực thi các chương trình thi hành pháp luật.

Việc ban hành đạo luật này nhằm đạt được 6 mục đích cơ bản sau: Thứ nhất, cải thiện niềm tin của người dân đối với năng lực của chính quyền Liên bang thông qua việc nâng cao trách nhiệm giải trình, buộc các cơ quan của Liên bang phải chịu trách nhiệm (một cách có hệ thống) để đạt được các kết quả của chương trình. Thứ hai, khởi xướng các hoạt động cải thiện hiệu quả hoạt động (thành tích) của các chương trình triển khai thực thi pháp luật, với việc thực hiện một số các dự án thí điểm, trong đó có thực hiện việc: xác định rõ mục tiêu chương trình, đo lường/so sánh kết quả thực thi trong thực tế với mục tiêu, và báo cáo công khai về mức tiến bộ/diễn tiến của các chương trình này. Thứ ba, cải thiện hiệu lực của các chương trình Liên bang và trách nhiệm giải trình trước công chúng bằng việc chú trọng vào kết quả, chất lượng phục vụ, và thỏa mãn khách hàng. Thứ tư, giúp các nhà quản trị của Liên bang cải thiện việc cung ứng dịch vụ, bằng việc buộc họ phải có các kế hoạch đáp ứng mục tiêu của các chương trình và cung cấp cho họ các thông tin về kết quả chương trình và chất lượng dịch vụ/phục vụ của chương trình. Thứ năm, cải thiện chất lượng ra quyết định của Nghị viện bằng việc cung cấp thêm các thông tin khách quan về mức độ đạt được mục tiêu của các đạo luật đã đề ra, và về hiệu quả/hiệu lực tương đối của các chương trình của Liên bang so với việc chi tiêu trong các chương trình này. Thứ sáu, cải thiện chất lượng quản trị nội bộ của chính quyền liên bang.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ hai, 04 Tháng 12 2017 05:43