Tạ Đình Tân http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080 Fri, 29 Mar 2024 01:16:35 +0000 Joomla! - Open Source Content Management vi-vn Tập san: Kỹ năng xây dựng hệ thống chính sách giáo dục mở dành cho đại biểu dân cử http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/item/1186-tap-san-ky-nang-xay-dung-he-thong-chinh-sach-giao-duc-mo http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/item/1186-tap-san-ky-nang-xay-dung-he-thong-chinh-sach-giao-duc-mo

]]>
tadinhtan@gmail.com (Tạ Đình Tân) Tập san Mon, 17 Sep 2018 16:50:00 +0000
Sự hình thành và phát triển của Luật Thi hành án hình sự http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1179-su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-luat-thi-hanh-an-hinh-su http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1179-su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-luat-thi-hanh-an-hinh-su

Để làm rõ nội hàm của Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự, chúng ta cần làm rõ khái niệm, bản chất pháp lý của Thi hành án hình sự.

Theo Hán - Việt từ điển của tác giả Đào Duy Anh, thi hành là: “Đem cái việc đã trù định sẵn mà làm ra cho có hiệu quả”. Như vậy, thi hành án có thể được hiểu là đem bản án của Tòa án ra thi hành trên thực tế cho có hiệu quả; còn Thi hành án hình sự là việc đưa các bản án, quyết định của Tòa án về hình sự đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế. Điều này có ý nghĩa, chỉ các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực và đang có hiệu lực mới được đem thi hành. Đó là các bản án, quyết định hình sự đã được quy định lại khoản 1 Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 nhưng chưa quá thời hiệu thi hành đối với những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm; những bản án và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; những quyết định của Tòa án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm[1].

Luật thi hành án năm 2010 quy định đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành bao gồm bản án hoặc phần bản án của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm; bản án của Toà án cấp phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án.

Trường hợp bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, quyết định của Toà án Việt Nam tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành; quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài. Ngoài ra, bản án, quyết định còn đưa ra các biện pháp tư pháp như bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không có nghĩa là được thi hành ngay mà còn phải thông qua một thủ tục hành chính, đó là việc Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án hoặc được ủy quyền phải ra một văn bản quyết định thi hành án thì mới được thi hành. Quy định này cho thấy, việc Thi hành án hình sự không chỉ phụ thuộc vào pháp luật tố tụng hình sự mà còn phụ thuộc vào các quy định hành chính, thông qua thủ tục hành chính.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm 

 


[1] Theo quy định tại Điều 55 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999.

]]>
tadinhtan@gmail.com (Tạ Đình Tân) Chuyên đề chuyên sâu Tue, 24 Apr 2018 03:27:00 +0000
Học tập trong nền kinh tế đóng http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1178-hoc-tap-trong-nen-kinh-te-dong http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1178-hoc-tap-trong-nen-kinh-te-dong

Học tập là yếu tố quan trọng đối với mọi nn kinh tế và xã hội, bao gồm cả các nền kinh tế đóng. Để hiểu toàn diện về vai trò của học tập trong nền kinh tế mở, cần phải hiểu rõ cách thức áp dụng các chính sách công trong việc tích cực học tập thậm chí ngay trong nền kinh tế đóng.

Nhìn chung, trong nền kinh tế học tập và đổi mới, cân bằng thị trường không đạt hiệu quả, sản lượng trong các ngành đòi hỏi tri thức (các ngành có sự lan tỏa tri thức rộng lớn sang những ngành khác) còn ở mức thấp, và điều này dẫn tới việc cần thiết phải có sự can thiệp cùa chính phủ thông qua hình thức trợ cấp vốn và bảo hộ thương mại.

Trên thị trường, tồn tại hai loại hàng hóa, một loại là hàng hóa công nghiệp hoặc chủ đạo; và một loại là hàng hóa nông nghiệp hoặc thủ công mỹ nghệ. Đồng thi cách duy nhất để tăng năng suất là thông qua việc “học đi đôi với hành”. Tri thức từ việc học tập xuất hiện nhiều trong các ngành công nghiệp nhưng ngành nông nghiệp cũng sẽ hoàn toàn được hưởng lợi ích từ sự lan tỏa tri thức ấy.

Mặt khác, nếu hoạt động trợ cấp vốn cho sản xuất các hàng công nghiệp của Chính ph ảnh hưởng tới sản xuất thì sẽ làm giảm sự thịnh vượng của xã hội. Và lập luận truyền thống đó đã phản đối “các chính sách công nghiệp" - các chính sách của chính phủ trong việc cố gắng khuyến khích những ngành công nghiệp hoặc công nghệ cụ thế. Nhưng những lập luận truyền thống này không đề cập đến các lợi ích trong tương lai: vì ngành công nghiệp được mở rộng nên s đòi hỏi phải học tập nhiều hơn, từ đó cả hai ngành đ được hưởng lợi ích. Sự thịnh vượng trong tương lai của xã hội sẽ tăng lên.

Như vậy, trên thực tế, luôn phải khuyến khích ngành công nghiệp với điều kiện phải bảo đảm các lợi ích từ học tập luôn dương. Tại trạng thái cân bằng “không có sự can thiệp”, chi phi của biện pháp can thiệp quy mô nhỏ được xếp ở vị trí thứ hai (tức là, có thể không cần đến) cho dù lợi ích biên từ việc cắt giảm chi phí luôn dương.

Trong nền kinh tế đơn lẻ (không có hoạt động thương mại) hay còn gọi kinh tế bao cấp, chính phủ thường xuyên khuyến khích sản xuất một ngành bằng việc trợ cấp vốn cho ngành đó. Nhưng để hỗ trợ bằng hình thức trợ cấp thì buộc phải tăng thuế và thường là sẽ tốn kém nếu làm theo cách này. Do vậy, phạm vi của trợ cấp vốn ước tính sẽ phụ thuộc vào việc cần bao nhiêu chi phí để gây quỹ. Nếu có thế áp dụng thuế trọn gói thì chính phủ nên áp dụng, và không áp dụng đối với các ngành không đòi hỏi tri thức. Nhưng thậm chí ngay cả khi cách thức duy nhất để tăng doanh thu nhm trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp thông qua việc áp thuế gây ra biến dạng, thì đây cũng là cách thức được kỳ vọng thực hiện. Những kết quả sau sẽ có tính tổng quát hơn: bằng việc dịch chuyển sản xuất về phía các ngành công nghiệp hoặc công nghệ cần nhiều tri thức và có sự lan tỏa tri thức cao, như vậy nền kinh tế cố thể đạt được tốc đ tăng trưởng cao hơn dần dần qua các năm.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm 

]]>
tadinhtan@gmail.com (Tạ Đình Tân) Chuyên đề chuyên sâu Mon, 23 Apr 2018 03:25:00 +0000
Mối liên hệ giữa độc quyền và cạnh tranh với học tập và nghiên cứu http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1177-moi-lien-he-giua-doc-quyen-va-canh-tranh-voi-hoc-tap-va-nghien-cuu http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1177-moi-lien-he-giua-doc-quyen-va-canh-tranh-voi-hoc-tap-va-nghien-cuu Mối liên hệ giữa độc quyền và cạnh tranh với học tập và nghiên cứu

Có nhiều quan điểm cho rằng nền kinh tế thị trường gắn liền với việc thúc đẩy đổi mới tuy “tính chất đổi mới” của hệ thống thị trường liên tục được ca tụng, dường như không có những nguyên lý chung về tính hiệu quả của các thị trường liên quan đến tốc độ và hướng đổi mới.

Nhà kinh tế học Joseph Schumpeter người đã lý giải cho tính tập trung của đổi mới, cho rằng trọng tâm không chỉ là sự đổi mới của tư bản chủ nghĩa mà bản thân sự đổi mới đòi hỏi một vài mức độ về sức mạnh độc quyền. Nếu cạnh tranh là hoàn hảo và kiến thức lưu chuyển tự do, những nhà cải cách sẽ không thể dành riêng được bất kỳ nguồn doanh thu nào cho đổi mới, và nếu không có đổi mới, các nền kinh tế sẽ đình trệ. Hơn nữa, các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ gặp khó khăn trong việc đẩy mạnh tài chính do các khoản đầu tư vào đối mới đòi hỏi. Đối với việc nghiên cứu, các doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận cần thiết tài trợ cho nghiên cứu - đặc biệt là các doanh nghiệp độc quyền, hơn nữa, trong một kỷ nguyên mà các thị trường tài chính kém phát triển hơn và các doanh nghiệp vốn mạo hiểm không tốn tại sự vay vốn để đầu tư vào nghiên cứu tài chính rất hạn chế bởi nếu dự án nghiên cứu thất bại, người cho vay sẽ không có gì để nắm giữ.

Các nhà kinh tế cũng đưa ra một cách nhìn tích cực hơn một cách rõ ràng về độc quyền so với các thành phần còn lại của ngành kinh tế. Trên thực tế, có một vài thành kiến khi nhìn vào mối bận tâm độc nhất của các nhà kinh tế truyền thống về các mối đe doạ của độc quyển và sự thần thánh hóa của họ về các thị trường cạnh tranh.Một số nhà kinh tế cho rằng những ràng buộc của nhà độc quyền về đầu ra là một mức giá thấp cho tính kém hiệu quả kéo dài phải trả cho sự đổi mới với tốc độ cao hơn mà họ cho rằng đi kèm với độc quyền.

Những dao động của nền kinh tế đã lặp lại nhiều lần và thậm chí khi xem xét sự mất mát về sản lượng trong những giai đoạn đó lưu ý về sự gia tăng mạnh trong mức sống do chủ nghĩa tư bản vào thời điểm đó và có thể sau đó tiếp tục đem lại. Schumpeter thậm chí rất lạc quan về sự loại bỏ đói nghèo: Với rất ít bằng chứng về sự gia tăng bất bình đẳng, khi thu nhập bình quân tăng, rất có thể những người nghèo ở dưới đáy xã hội cũng sẽ nhận thấy sự phồn vinh mới đạt được.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm 

]]>
tadinhtan@gmail.com (Tạ Đình Tân) Chuyên đề chuyên sâu Sun, 22 Apr 2018 03:21:00 +0000
Đổi mới cơ chế hoạt động thương mại ảnh hưởng của gia tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1176-doi-moi-co-che-hoat-dong-thuong-mai-anh-huong-cua-gia-tang-tinh-canh-tranh-cua-doanh-nghiep http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1176-doi-moi-co-che-hoat-dong-thuong-mai-anh-huong-cua-gia-tang-tinh-canh-tranh-cua-doanh-nghiep

Có thể thấy, mức độ cạnh tranh trên thị trường là nội sinh, và có rất nhiều trường hợp có cả một số ít doanh nghiệp hoặc chỉ có một doanh nghiệp đang tạo ra và một số ít doanh nghiệp đang cạnh tranh để trở thành nhà độc quyền tiếp theo. Điều này đặt ra vấn đề về vai trò của tính cạnh tranh đối với đổi mới. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận vai trò của chính sách tác động tới sự đổi mới của doanh nghiệp và chi phí của doanh nghiệp dành cho việc nghiên cứu để đổi mới. Khi có sự tác động đó, doanh nghiệp buộc phải thay đổi phương thức vận hành, sự thay đổi đó sẽ có hai ảnh hưởng: thay đổi mức độ đầu tư đối với đổi mới ở bất kỳ mức độ cạnh tranh nào (số lượng doanh nghiệp), và thay đổi số lượng doanh nghiệp (và mức độ đầu tư của mỗi doanh nghiệp đó). Thay đổi tốc độ đổi mới dẫn đến sự thay đổi số lượng doanh nghiệp này là những gì được cho là do ảnh hưởng của cạnh tranh đối với đổi mới.

Như vậy, việc gia tăng cạnh tranh tác động lớn đến đổi mới doanh nghiệp, liệu có phải càng cạnh tranh càng dẫn đến ít nhiều sự đổi mới hóa ra lại là một vấn đề phức tạp, phụ thuộc vào việc liệu chúng ta có đang đề cập đến sự cạnh tranh trong thị trường hàng hóa (ví dụ: sau cạnh tranh) hoặc cạnh tranh giữa các nhà cải cách (ví dụ trước cạnh tranh); bản chất của cạnh tranh trong thị trường hàng hóa, bản chất của chính quá trình đổi mới (ví dụ, rủi ro của quá trình đổi mới); và liệu có sự độc quyền và nguồn gốc của độc quyền đó - liệu hệ thống bằng sáng chế ít nhất cũng mang lại cho người đầu tiên đổi mới các quyền độc quyền tạm thời hay không, hoặc liệu người đầu tiên đổi mới có được độc quyền thực sự như kết quả cho lợi thế của người đi đầu hay không.

Như vậy, thực tế cho thấy càng đầu tư vào đổi mới thì chưa hẳn tốc độ gia tăng mức sống càng cao - điều muốn nói là sự đổi mới của xã hội. Quá trình đổi mới thị trường có thể không hiệu quả. Có thể sử dụng các bằng sáng chế để ngăn chặn sự đổi mới thực sự của những người khác - những gì được gọi là trì hoãn - và bòn rút đặc lợi từ những nhà cải cách “thực thụ". Có thể sử dụng đổi mới để cố gắng tăng cường sức mạnh thị trường - ví dụ, bóp méo độc quyền - bằng cách kéo dài thời gian của bằng sáng chế (trong một quá trình gọi là làm mới). Có thể sử dụng đổi mới để phá vỡ các quy định đã được xây dựng nhằm đảm bảo sự ổn định và hiệu quả của nền kinh tế (người ta có thể cho rằng, nhiều đổi mới trong lĩnh vực tài chính là của hình thức này).

]]>
tadinhtan@gmail.com (Tạ Đình Tân) Chuyên đề chuyên sâu Sat, 21 Apr 2018 09:19:00 +0000
Chính sách tài chính trong phát triển xã hội học tập http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1175-chinh-sach-tai-chinh-trong-phat-trien-xa-hoi-hoc-tap http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1175-chinh-sach-tai-chinh-trong-phat-trien-xa-hoi-hoc-tap

Không thể phủ nhận vai trò của vốn tiền tệ và dịch vụ tài chính của quốc gia có thể hỗ trợ việc học của quốc gia đó và xây dựng một xã hội học tập tại quốc gia sở tại. Bên cạnh đó, các dịch vụ tài chính do người nước ngoài cung có thể dẫn đến sự chuyển hướng đầu tư và học tập ra ngoài quốc gia, cản trở việc xây dựng một xã hội học tập quốc nội. Cũng vì lẽ ấy, sự sẵn có của nguồn vốn chi phí thấp ở trong một quốc gia có thể khuyến khích đầu tư học tập ở quốc gia đó. Do vây, một xã hội học tập luôn khuyến khích bổ sung các hoạt động học tập và hạ thấp chi phí vốn trong nước (bằng cách hạn chế dòng vốn) có thể làm được như vậy. Điều này đặc biệt đúng nếu học tập có liên quan trực tiếp đến mức độ đầu tư. Hơn nữa, trong một thế giới hạn chế tín dụng, việc tiếp cận nguồn vốn có thể là một công cụ quan trọng của chính sách công nghiệp.

Giữa chính sách tài chính và học tập có vốn tại một mối liên hệ ràng buộc sâu hơn. Một lĩnh vực tài chính và chính sách tài chính được thiết kế lỏng lẻo có thể dẫn đến bất ổn vĩ mô, song song với nó, vĩ mô không ổn định sẽ cản trở việc học.

Tóm lại, mục tiêu chính của chính sách của chính phủ nên là xây dựng một khu vực tài chính thúc đẩy việc học và giúp xây dựng một nền kinh tế học tập. Những chính sách cơ bản đã bỏ qua những ảnh hưởng khu vực tài chính đối với việc học và kết quả là, thúc đẩy cho một lĩnh vực tài chính đối với việc học và kết quả là, thúc đẩy cho một lĩnh vực tài chính mà các tác giả tin thường không chỉ không có lợi cho việc học mà còn gây bất lợi cho nó.

Giữa lao động và vốn luôn có một sự đối xứng nhất định. Nếu xây dựng một nề kinh tế học tập đòi hỏi phải hạn chế tự do lưu chuyển vốn, cần phải xác định rõ ràng rằng thậm chí có những lý lẽ thuyết phục hơn cho việc định hình di chuyển lao động.

Yếu tố bên ngoài thông tin là trung tâm của các cuộc tranh luận về tự do hóa thị trường tài chính. Các chính quyền phương Tây trực tiếp và thông qua các tổ chức tài chính quốc tế đã thúc đẩy mạnh mẽ các nước đang phát triển bãi bỏ quy định và tự do hóa thị trường tài chính của họ.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm 

]]>
tadinhtan@gmail.com (Tạ Đình Tân) Chuyên đề chuyên sâu Fri, 20 Apr 2018 09:04:00 +0000
Giới thiệu tổng quan về chính sách của đặc khu kinh tế http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1174-gioi-thieu-tong-quan-ve-chinh-sach-cua-dac-khu-kinh-te http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1174-gioi-thieu-tong-quan-ve-chinh-sach-cua-dac-khu-kinh-te Giới thiệu tổng quan về chính sách của đặc khu kinh tế

1. Lịch sử hình thành Đặc khu kinh tế trên thế giới:

Đặc khu kinh tế (ĐKKT) trên thế giới được hình thành từ những khu mậu dịch tự do tồn tại từ thời cổ đại ở một số nước phát triển thịnh vượng về thương mại, đặc biệt là các vùng biên giới. Việc giao lưu buôn bán giữa các nước được thiết lập thông qua vận tải hàng hóa bằng đường biển là chủ yếu. Ở Miền nam nước Pháp có một khu mậu dịch tự do tại Cảng Marseille đã thúc đẩy việc giao thương quốc tế về hàng hóa giữa nước này với hàng hóa nhập khẩu từ nước khác vào không phải chịu bất kỳ một khoản thuế nào. Tiếp đến là ở miền Bắc nước Đức đã xuất hiện những thành phố tự do thương mại và đã hình thành nên liên minh mậu dịch tự do từ cuối thế kỷ XV – giai đoạn cuối của xã hội phong kiến.

Các dịch vụ thương mại tự do được hình thành cùng với sự phát triển của các hải cảng vào thời kỳ chủ nghĩa tư bản tạo nên sự hình thành nền sản xuất hàng hóa gắn với quá trình chuyên môn hóa các lợi thế trong phân công lao động quốc tế, đây cũng là nền tảng tạo nên sự khác biệt về mức độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia.

Vào thời kỳ này các nước có nền kinh tế kém phát triển thúc đẩy các biện pháp bảo hộ đối với nền sản xuất trong nước, đặc biệt là sự bảo hộ thúc đẩy hoạt động tại các hải cảng tự do, hỗ trợ việc trao đổi hàng hóa mà không phải chịu ảnh hưởng của bất kỳ biện pháp bảo hộ nào. Điển hình như các nước Hà Lan, Anh, Đức … là những nước chiếm ưu thế trong mậu dịch quốc tế thông qua các hải cảng dọc bờ biển Châu Âu, Địa Trung Hải, Trung Đông, Đông Nam Á và một số hải cảng nổi tiếng thế giới như Rotecdam, Liverpool, Hamburg, Ađen, Gibuti, Singapore, Hồng Kông, Ma Cao… nhưng thực sự phát triển hoạt động thương mại tự do là vào những năm đầu của thế kỷ XX.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm 

]]>
tadinhtan@gmail.com (Tạ Đình Tân) Chuyên đề chuyên sâu Thu, 19 Apr 2018 09:01:00 +0000
Vị trí của người học trong đổi mới giáo dục phổ thông http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1173-vi-tri-cua-nguoc-hoc-trong-doi-moi-giao-duc-pho-thong http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1173-vi-tri-cua-nguoc-hoc-trong-doi-moi-giao-duc-pho-thong Vị trí của người học trong đổi mới giáo dục phổ thông

1. Thực trạng công tác đánh giá người học

1.1. Chất lượng hệ thống đánh giá người học

Hệ thống đánh giá người học nước ta gồm bốn cấu phần là đánh giá trên lớp, đánh giá của nhà trường, thi cử, và đánh giá quốc gia, quốc tế. Đánh giá trên lớp (Classroom assessment) có mục đích chính là điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập hướng theo mục tiêu giáo dục, tập trung đo lường kết quả trong quá trình học tập, chủ yếu do giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm. Đánh giá của nhà trường (School-based assessment) có mục đích chẩn đoán chất lượng đầu năm và tổng kết chất lượng giáo dục cuối h ọc kỳ, cuối năm học của cá nhân và trường, chủ yếu do hiệu trường chịu trách nhiệm. Mục đích của các kỳ thì (Examination) là tuyển chọn đầu cấp/bậc học (tuyển sinh lớp 6, 10, đại học), xác nhận danh hiệu “học sinh giỏi” hay hoàn thành cấp học (tốt nghiệp trung học phổ thông) cho cả nhân, do các cấp quản lý chịu trách nhiệm. Mục đích của đánh giá trên diện rộng (National large scale assessment (NLSA), International large scale assessment (ILSA)) là xác định chất lượng giáo dục, điểm mạnh, yếu của hệ thống giáo dục và cung cấp thông tin để điều chỉnh chính sách giáo dục.

Trong giai đoạn 2009-2011, với sự tài trợ của Chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục Nga READ[1], Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức khảo sát chất lượng hệ thống đánh giá nước ta đưa vào tiêu chuẩn SABER[2]. Theo đó, mỗi cấu phần của hệ thống đánh giá quốc gia sẽ được đối chiếu với ba tiêu chuẩn (môi trường đánh giá, tính kết nối của các cấu phần, chất lượng kỹ thuật) và được Sắp xếp vào một trong bốn mức độ (tiềm ẩn (Latent), khởi đầu (Emerging), hình thành (Established, và tiên tiến (Advanced).

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm 

 


[1]Russia Education Aid Development.

[2]Systems Approach for Better Education Results.

]]>
tadinhtan@gmail.com (Tạ Đình Tân) Chuyên đề chuyên sâu Wed, 18 Apr 2018 08:56:00 +0000
Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba của Việt Nam http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1172-cuoc-cai-cach-giao-duc-lan-thu-ba-cua-viet-nam http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1172-cuoc-cai-cach-giao-duc-lan-thu-ba-cua-viet-nam Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba của Việt Nam

1. Quá trình chuẩn bị cải cách giáo dục lần thứ ba

Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Đảng ta chủ trương chuẩn bị cho cuộc cải cách giáo dục mới. Cuộc cải cách giáo dục lần này nhằm làm cho toàn bộ nền giáo dục của ta có những chuyển biến sâu sắc, triệt để, toàn diện, theo phương hướng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát huy hơn nữa vai trò tíchcực của nó trong việc đào tạo con người mới - con người xã hội chủ nghĩa, trong việc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật ở miền Bắc, trong sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Nhiệm vụ trung tâm của giáo dục là nâng cao chất lượng đào tạo con người lao động kiểu mới phù hợp với thực tiễn Việt Nam theo phương hướng quán triệt hơn nữa những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chính sách của Đảng về giáo dục, làm cho nhà trường gắn liền hơn nữa với đời sống, học tập kết hợp với lao động sản xuất, học đi đôi với hành, lý luận kết hợp với thực tiễn, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức, nâng cao trình độ văn hóa cơ bản, kết hợp với giáo dục lao động và kỹ thuật, đẩy mạnh giáo dục toàn diện. Con người lao động kiểu mới ấy cần được tiêu chuẩn hóa cho phù hợp với điều kiện và khả năng của Việt Nam. Cùng với phương hướng chủ yếu của giáo dục nói trên, cần phải làm cho số người đi học, số cán bộ đào tạo ngày càng nhiều, theo phương hướng đúng đắn nâng cao chất lượng con người mới, bảo đảm cân đối giữa yêu cầu phát triển giáo dục với khả năng kinh tế và khả năng của ngành giáo dục, vận dụng sáng tạo nhiều hình thức học tập và giảng dạy, đặc biệt là hình thức vừa học, vừa làm, giải quyết từng bước, có mức độ, có trọng tâm vấn đề phổ cập giáo dục.

Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, sau nhiều lần góp ý và sửa chữa, đề án cải cách giáo dục đã hoàn thành nhưng phải hoãn thực hiện về tình hình trong nước và quốc tế, trong đó đáng chú ý là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất nhưng cũng hé mở những khả năng giành thắng lợi trong tương lai gần.

Sau khi hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta chủtrương khẩn trương chuẩn bị cải cách giáo dục. Để tập trung lực lượng tiến hành cải cách giáo dục, Bộ Giáo dục đã có quyết định độc đáo là điều động nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục xuất sắc ở các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục khác về công tác tại Viện Khoa học giáo dục. Cùng với những thành tựu nghiên cứu giáo dục những năm trước đó, bối cảnh mới của đất nước cho phép đẩy mạnh tổng kết kinh nghiệm của hơn 20 năm tiến hành giáo dục cách mạng ở miền Bắc và một số vùng giải phóng, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm 

]]>
tadinhtan@gmail.com (Tạ Đình Tân) Chuyên đề chuyên sâu Tue, 17 Apr 2018 08:52:00 +0000
Chủ trương xây dựng chính sách phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng phù hợp với luật pháp quốc tế http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1171-chu-truong-xay-dung-chinh-sach-phong-ngua-va-dau-tranh-tham-nhung http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/1171-chu-truong-xay-dung-chinh-sach-phong-ngua-va-dau-tranh-tham-nhung Chủ trương xây dựng chính sách phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng phù hợp với luật pháp quốc tế

Hội nghị lần thứ 8 của Liên Hợp Quốc bàn về việc phòng ngừa và ngăn chặn với tội phạm được tổ chức vào năm 1990 tại La Habana đã thông qua nghị quyết “Về tham nhũng trong lĩnh vực quản lý Nhà nước”. Trong bản quyết nghị này đã nhấn mạnh rằng, tham nhũng trong các cơ quan chính quyền Nhà nước hiện đã mang tính phổ biến trên thế giới và gây nên những hậu quả vô cùng nguy hại đối với nền kinh tế của các nước, làm tổn hại đến hiệu quả thực hiện những quyết định của Chính phủ, đến tình trạng đạo đức xã hội, làm suy giảm lòng tin của người dân đối với Chính phủ. Trước đó, năm 1989 tại Lahay (Hà Lan) dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc đã diễn ra một cuộc hội thảo quốc tế về vấn đề tham nhũng trong lĩnh vực quản lý Nhà nước. Những kết quả của cuộc Hội thảo này đã trở thành tiền để cho việc xem xét nghiêm túc vấn đề được bàn đến ở Hội nghị lần thứ 8 sau đó. Trong cuộc hội thảo này, Ủy ban kinh tế xã hội của Liên Hợp Quốc đã đưa ra một đề xuất gồm những yêu cầu nghiêm ngặt đối với tất cả các quốc gia nhằm đấu tranh với tệ nạn tham nhũng trong giới quan chức nhà nước. Những yêu cầu đó là:

1. Trong Bộ Luật hình sự, phải đảm bảo tính khả thi của các quy phạm tố tụng đối với mọi hành vi tham nhũng và những khung hình phạt tương ứng bảo đảm cho việc trừng trị chúng một cách thích đáng.

2. Chấn chỉnh và hoàn thiện cơ chế hành chính và cơ chế điều tiết nhằm ngăn chặn tệ nạn tham nhũng và việc lạm dụng chức vụ quyền hạn.

3. Thiết lập những mù tục khởi tố, điều tra và kết án đối với những kẻ lạm dụng chức quyền để tham nhũng.

4. Xây dựng những điều luật về tịch thu các phương tiện và tài sản có được do tham nhũng.

5. Áp dụng những hiện pháp xử phạt kinh tế đối với các xí nghiệp hay doanh nghiệp nào tham gia vào hoạt động tham nhũng. Những yêu cầu trên cũng như quyết nghị “Về tham nhũng trong lĩnh vực quản lý Nhà nước” tiếp tục được Đại hội đồng, Uỷ ban kinh tế xã hội và nhiều tổ chức khác của Liên Hợp Quốc xem xét kỹ lưỡng.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm 

]]>
tadinhtan@gmail.com (Tạ Đình Tân) Chuyên đề chuyên sâu Mon, 16 Apr 2018 08:46:00 +0000