In trang này
Thứ hai, 25 Tháng 2 2019 09:13

Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cụm từ doanh nghiệp nhỏ ngày nay được sử dụng rộng rãi trên thế giới và cả ở Việt Nam. Nói tới doanh nghiệp nhỏ và vừa, vô hình chung các quốc gia thường xem xét doanh nghiệp dựa trên quy mô của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá loại hình doanh nghiệp theo quy mô và định lượng các doanh nghiệp theo các tiêu chí cụ thể.

Các quốc gia nhìn chung chưa có một khái niệm mang tính chuẩn mực cho việc xác định thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa giữa các quốc gia trên thế giới chủ yêu là việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá quy mô doanh nghiệp và việc lượng hóa các tiêu chí đó thông qua các chi tiêu cụ th. Trên thực tế hiện nay, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước và tùy thuộc vào đặc điểm ngành, nghề kinh doanh, trình độ phát triển trong từng thi kỳ mà mỗi nước có th sử dụng các tiêu chí cụ thể hoặc kết hợp các tiêu chí khác nhau như: tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp, tổng vốn hoặc giá trị tài sản, doanh thu.

Như vậy, có thể nêu khái quát khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có quy mô được giới hạn bởi các tiêu thức lao động, vốn hoặc giá trị tài sản, hoặc doanh thu tùy theo quy định của mỗi quốc gia. Việc sử dụng các tiêu thức để nhận diện doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các quốc gia cũng có một số điểm khác biệt, thể hiện ở số lượng các tiêu thức và việc lượng hóa các tiêu thức ở mỗi nước, do vậy, khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa là mang tính tương đối, thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vào đặc điểm phát triển của mỗi loại ngành, nghề[1].

Ở Việt Nam, sự hình thành quan niệm và các cách xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng rất khác nhau qua các thời kỳ phát triển của đất nước: Trước năm 1998, Việt Nam chưa có văn bản pháp luật chính thức nào quy định tiêu chí cụ thể của doanh nghiệp nhỏ và vừa, do đó, mỗi tổ chức, địa phưong đưa ra một quan niệm riêng về doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm định hướng mục tiêu và đối tượng hỗ trợ của tổ chức, địa phương mình. Ngày 20-6-1998, Chính phủ ban hành Công văn số 681/1998/CP-KTN về việc định hướng chiến lược và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ởViệt Nam, đã đánh dâu bước khỏi đầu trong quá trình thống nhất quan niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa ởViệt Nam. Theo Công văn số 681/1998/CP-KTN, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp là các doanh nghiệp có quy mô vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng (tương đương 387.600 USD) và số lao động trung binh hằng năm dưới 300 người; doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành thương mại, dịch vụ là những doanh nghiệp có quy mô vốn kinh doanh dưới 3 tỷ đồng và số lượng lao động bình quân năm nhỏ hơn 200 người. Tiêu thức phân loại theo Công văn số 681/1998/CP-KTN không tính đến hình thức sởhữu, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay doanhnghiệp tư nhân.Tuy nhiên, Công văn lại khẳng định, các tiêu thức này chủ yếu mang tính chất quy ước hành chính đế phục vụ cho việc quản lý và vận dụng chính sách hỗ trợ phát triển.

Năm 1999, với sự ra đời của Luật doanh nghiệp và các luật thuế, với các chính sách hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp, môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đã có sự phát triển mạnh về số lượng và có những chuyển biến đột phá. Đế phù hợp với xu thế mới, ngày 23-11- 2001 Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP nhằm trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đã đưa ra tiêu chuẩn chính thức, áp dụng thông nhất về doanh nghiệp nhỏ và vừa đ các ban, ngành, địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước có căn cứ xác định đốitượng thực hiện chính sách và các biện pháp trợ giúp phát triển. Theo Điều 3 Nghị định số 90/2001/NĐ-CP, doanh nghiệp nhỏ và vừa là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người.

Như vậy, theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh và thỏa mãn một trong hai tiêu thức lao động hoặc vốn đã nêu trong Nghị định đều được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu thức phân loại đã nêu trong Nghị định là căn cứ vào quy mô chứ không căn cứ vào loại hình sở hữu, đã tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian này nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong điều kiện phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn cònchung chung, chưa xác định rõ quy mô doanh nghiệp theo ngành, nghề hoặc khu vực kinh doanh nên trong quá trình vận dụng vẫn còn nhiều vướng mắc. Chính vì vậy, ngày 30-6-2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế cho Nghị định số 90/2001/NĐ-CP, trong đó, khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được đề cập rõ nét hơn, cụ thể hơn.

Theo đó, khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa ờ Việt Nam được áp dụng thông nht như sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa dựa theo quy mô tổng nguồn vốn (tống nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên.

Ngày 12/6/2017 Quốc hội đã ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo đó, luật quy định doanh nghiệp nhỏ vừa doanh nghiệp số lao động tham gia bảo hiểm hội không quá 200 người tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc doanh thu năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. Đến tháng 3 năm 2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vừa quy định các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa doanh nghiệp siêu nhỏ. Theo đó, doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sảnvàlĩnhvựccôngnghiệp, xây dựng số lao động tham gia bảo hiểm  hội bình quân năm không quá 10 người tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng; doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực trên không quá 100 người tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng; doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ số lao động tham gia bảo hiểm hội bình quân năm không quá 10 người tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng; doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực này có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷđồng. Bêncạnhđó, doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.

Như vậy, có thể thấy quan điếm và tiêu thức xác định cũng như việc đo lường tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước thường không giống nhau do điều kiện và trình độ phát triển của các nước là khác nhau. Tuy nhiên, việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước đều sử dụng những tiêu thức có định lượng phù hợp với điều kiện cụ thế của từng nước trong từng thời kỳ phát triển, chính vì vậy, khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa thường được thay đổi và ít được dùng như một định nghĩa mang tính học thuật, có tính chất bắt buộc và tồn tại lâu dài.

Bảng Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.


Nước
Các tiêu chí áp dụng
Số lao động Tổng vốn hoặc giá trị tài sản Doanh thu

1. Mỹ

Trong tất cả các ngành

<500 hoặc

<1.000

Không quantrọng

Không quan

trọng

2.Nhật Bản

- Bán lé

- Bán buôn

- Dịch vụ

- Các ngành sản xuất

<50

<100

<100

<300

<10 triệu yên

<100 triệu yên

<50 triệu yên

<300 triệu yên

Không quan

trọng

3. Các nước EU <250 <27 triệu euro <40 triệu euro

4. Australia

- Công nghiệp và dịch vụ

- Các ngành khác

<500

<300

Không quan trọng

Không quan trọng

5.Canada(ngành sản xuất và dịch vụ) <500 Không quan trọng <20 triệu đôla Canada

6. Đài Loan

- Các ngành chế tạo, xây dựng và khai mỏ

- Các ngành khác

<200

<50

<2,3 triệu USD

Không quan trọng

Không quan trọng

<2,9 triệu USD

7. Hàn Quốc

- Công nghiệp xây dựng

- Thương mại dịch vụ

<300

<50

<0,6 triệu USD

<0,25 triệu USD

<1,4 triệu USD

8. Malaysia

(sản xuất công nghiệp)

<150

<25 triệu ringit

9. Indonesia Không quan trọng <100.000 USD <500.000 USD
10. Philippines Từ 10 - 199 1,5- 60 triệu peso Không quan trọng

11. Thái Lan

- Sản xuất

- Bán buôn

- Bán lẻ

<200 triệu baht

<100 triệu baht

<60 triệu baht

12. Brunei(Các ngành) 1-100 đôla Singapore Không quan trọng Không quan trọng

 


[1] Xem Bảng Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới