In trang này
Thứ hai, 25 Tháng 2 2019 09:28

Kinh nghiệm xây dựng chương trình môn vật lý ở phổ thông trung hoc của Phần Lan

Vật lý là khoa học thực nghiệm nhằm hiểu biết và giải thích cấu trúc và các hiện tượng tự nhiên, sử dụng các thông tin từ tự nhiên qua các phương pháp thực nghiệm. Nhiệm vụ của vật lí là khám phá các quy luật có tính phổ quát và trình bày chúng theo các mô hình toán học.

Bản chất thực nghiệm của vật lí có thể tuỳ thuộc vào chủ đề, các giai đoạn dạy học và công cụ mà có thể được thực hiện thông qua các công việc độc lập, trình bày của giáo dục, tham quan, xem video... Thực nghiệm có thể được sử dụng để hỗ trợ học sinh tiếp thu các khái niệm, định luật, mô hình mới. Các nghiên cứu về vật lí phát triển các kĩ năng vật lí và các kĩ năng hợp tác của học sinh. Thực nghiệm giúp học sinh nhận thức được bản chất của khoa học tự nhiên (KHTN) và phát triển tư duy khoa học.

Học sinh sẽ học đề khám phá cấu trúc và các hiện tượng tự nhiên dưới ánh sáng của các kiến thức và hiểu biết hiện tại. Học sinh học để nhận thức và đặt câu hỏi về những tiền khái niệm và làm rõ cách nhìn nhận thế giới của mình trên cơ sở những kiến thức mới đạt được. Học sinh sẽ học để giải thích theo nhóm và thảo luận thông tin hoặc các tư liệu đạt được thông qua thực nghiệm, xử lí chúng và mô hình hoá và đánh giá độ tin cậy.

Các nghiên cứu về khoa học tự nhiên sử dụng các phương pháp thực nghiệm, các nguồn thông tin khác nhau và các cách trình bày thông tin khác nhau. Nguồn sơ cấp của các thông tin chính là thế giới tự nhiên. Ở nhà trường, các nguồn thông tin khoa học bổ sung bao gồm sách giáo khoa và các nguồn thông tin số, các chuyên gia trong lĩnh vực vật lí...

Mục tiêu dạy học môn vật lý ở trung học phổ thông nhằm giúp học sinh:

- Nhận thức được con người như là một phần của tự nhiên và hiểu ý nghĩa của vật lí trong mô hình hoá các hiện tượng tự nhiên.

- Hiểu được ý nghĩa của thí nghiệm và nghiên cứu lí thuyết trong xây dựng kiến thức khoa học.

- Nhận thức được ý nghĩa của vật lí đối với khoa học, nghệ thuật, công nghệ, truyền thông và cuộc sống kinh tế cũng như môi trường sống hàng ngày của con người.

- Đóng góp tích cực và có trách nhiệm đối với việc tạo ra môi trường an toàn và lành mạnh.

- Xây dựng hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên bằng các khái niệm và nguyên lí vật lí.

- Có khả năng giải quyết vấn đề về khoa học tự nhiên và công nghệ bởi sử dụng sáng tạo các khái niệm và định luật vật lí.

- Thu thập và xử lí thông tin cùng với những học sinh khác theo cách như cộng đồng khoa học.

- Lập kế hoạch và thực hiện những đo đạc đơn giản và có khả năng giải thích, đánh giá và áp dụng kết quả.

    - Sử dụng các nguồn khác nhau để thu thập thông tin và có khả năng trình bày và thông tin theo những cách đa dạng bao gồm sử dụng các hỗ trợ kĩ thuật.

- Khám phá ý nghĩa của vật lí đối với các cá nhân và xã hội, làm quen với các ứng dụng vật lí và sử dụng một cách có đạo đức, có kĩ năng trong việc tạo ra các sản phẩm và tạo thuận lợi cho cuộc sống hàng ngày và hiểu được các tác động của các ứng dụng công nghệ.

Đánh giá trong vật lí sẽ tập trung vào các kĩ năng vật lí đạt được trong các khoá chuyên biệt nêu trong Chương trình và các kĩ năng áp dụng, sử dụng các mô hình toán học nói riêng. Mục đích của đánh giá đồng thời bao gồm sự phát triển các kĩ năng xử lí thông tin của học sinh, kĩ năng thực nghiệm và các kĩ năng khác hỗ trợ cho việc học tập, cũng như khả năng áp dụng các tiến trình giải quyết vấn đề vật lí.

Các khóa học bắt buộc như:

* Vật lí như là khoa học tự nhiên (KHTN) nhằm giúp học sinh:

+ Thoả mãn nhu cầu nhận thức và hiểu biết, nhận thức được những tác động nảy sinh và làm tăng cường hứng thú vật lí.

+ Trang bị các khái niệm cơ bản liên quan tới cấu trúc vật chất và vũ trụ và có khả năng xây dựng hiểu biết các hiện tượng tự nhiên bằng các khái niệm và nguyên lí vật lí.

+ Hiểu biết các kiến thức được xây dựng trong KHTN qua thực nghiệm và mô hình hoá.

+ Lập kế hoạch và thực hiện các thí nghiệm khoa học đơn giản và có khả năng giải thích, đánh giá các kết quả từ kinh nghiệm và trình bày chúng cho những người khác.

+ Giải thích và mô hình hoá các kết quả thực nghiệm bằng đồ thị.

+ Sử dụng ICT (Information & Communication Technologies có nghĩa là Công nghệ thông tin và Truyền thông) để hỗ trợ việc học tập.

- Các nội dung cốt lõi:

+ Ý nghĩa của vật lí tại các giai đoạn lịch sử và hiện tại.

+ Những tương tác cơ bản giữa vật chất và vũ trụ.

+ Sự hấp thu và toả năng lượng trong các bức xạ cơ bản, trong các quá trình tự nhiên và nhân tạo.

          + Thực nghiệm và mô hình hoá như là nền tảng cho việc xây dựng kiến thức vật lí; đo lường, trình bày kết quả và đánh giá tính tin cậy của chúng.

+ Lực là nguyên nhân gây biến đổi chuyển động.

+ Các khái niệm cơ bản cần để mô tả chuyển động và trình bày chuyển động bằng đồ thị.

Đối với các khóa học chuyên biệt nhằm nhằm giúp học sinh:

   - Các khả năng tìm hiểu KHTN và các lĩnh vực áp dụng KHTN.

- Khám phá các hiện tượng tự nhiên và mô hình hoá, trình bày chúng, sử dụng các phương pháp toán và đồ thị.

- Xây dựng các mô hình vật lí và sử dụng chúng để tạo ra dự đoán.

- Khám phá các mô hình sử dụng ICT.

- Trang bị kiến thức các nhánh của vật lí cổ điển và các khái niệm ban đầu của vật lí hiện đại.

- Hiểu biết về các công nghệ liên quan tới các lĩnh vực khác nhau của vật lí

- Hiểu biết ý nghĩa của vật lí trong các lĩnh vực xã hội khác nhau.

- Hiểu biết những ứng dụng của vật lí và các mối quan tâm về an toàn có liên quan.

* Nhiệt

- Mục tiêu

Mục tiêu khoá học nhằm giúp HS:

+ Làm quen với các hiện tượng về nhiệt.

+ Khám phá các hiện tượng liên quan tới trạng thái nhiệt động lực hoặc các định luật nhiệt động lực học cơ bản.

+ Có khả năng tham gia tranh luận và ra quyết định liên quan tới môi trường và công nghệ.

- Các nội dung cốt lõi:

+ Thay đổi trạng thái trong các chất khí và sự nở vì nhiệt.

+ Áp suất; áp suất thuỷ tĩnh.

+ Làm nóng và lạnh cơ thể; chuyển pha và nhiệt năng.

+ Năng lượng cơ học, công, công suất, và hiệu suất.

+ Các định luật cơ bản về nhiệt động lực học; nội năng.

+ Các nguồn năng lượng.

Ngoài ra còn có các khoá học (các chuyên đề) về: Sóng; Các định luật về chuyển động; Sự quay và hấp dẫn; Điện; Điện từ; Vật chất và phóng xạ có cấu trúc cũng tương tự như các khoá học ở trên.

Như vậy, cấu trúc văn bản chương trình môn Vật lí ở trung học phổ thông bao gồm:

- Tên môn.

- Phần giới thiệu môn học: trong đó trình bày những vấn đề về đặc điểm, vị trí, vai trò của môn học; khái quát về phương pháp học tập môn học.

- Mục tiêu dạy học: trong mục tiêu đề cập tới cả về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Như ví dụ với môn vật lí ở trên, ngoài các khái niệm, định luật, thuyết thì các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, về vai trò của vật lí đối với xã hội cũng được chú trọng; các kĩ năng nghiên cứu vật lí, vận dụng sáng tạo kiến thức vật lí để giải quyết vấn đề được nhấn mạnh.

- Hướng dẫn đánh giá.

- Phần các khoá/chuyên đề bắt buộc.

Mỗi chuyên đề có các mục về: Mục tiêu; Các nội dung cốt lõi.

- Phần các khoá/chuyên đề chuyên sâu

Mỗi chuyên đề cũng có các mục về: Mục tiêu; Các nội dung cốt lỗi.