In trang này
Thứ sáu, 19 Tháng 4 2019 03:01

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHU KỲ KINH TẾ

1. Khái niệm chu kỳ kinh tế

Quá trình phát hiển kinh tế luôn tồn tại những biến động về sản lượng, lạm phát, lãi suất và thất nghiệp... Đây là đặc điểm chung của tất cả nền kinh tế thị trường. Lịch sử kinh tế cho thấy, nền kinh tế không tăng trưởng theo một hình thái ổn định và bằng phẳng, mà có thời gian mở rộng và có giai đoạn suy thoái, nhìn chung có tính chu kỳ. Paul A Samuelson và Wiliam D. Nordhalls năm 1948 đưa ra khái niệm chu kỳ kinh doanh là một sự dao động của tổng sản lượng quốc dân, của thu nhập và việc làm, thường kéo dài trong một giai đoạn từ 2 đến 10 năm, được đánh dấu bằng một sự mở rộng hay thu hẹp trên quy mô lớn trong hầu hết các khu vực của nền kinh tế. Tương tự, chu kỳ kinh tế có thể hiểu là hiện tượng tổng sản lượng thực tế của nền kinh tế dao động lên xuống theo thời gian, xoay quanh mức tiềm năng theo trình tự các pha lần lượt là suy thoái hay thu hẹp sản xuất, hưng thịnh hay mở rộng sản xuất.

2. Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Một chu kỳ kinh tế thường trải qua các giai đoạn như suy thoái, mở rộng, đạt đỉnh, chạm đáy; dù tên gọi có thể không giống nhau, nhưng về cơ bản các giai đoạn này chuyển tải nội dung tương tự.

- Suy thoái

Là pha thu hẹp của chu kỳ kinh tế, sản lượng thực tế từ vị trí từ đỉnh, cao hơn sản lượng tiềm năng xuống dưới sản lượng tiềm năng và tiến tới đáy của chu kỳ. Khi có suy thoái, có thể xảy ra các hiện tượng như sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường vốn... thu hẹp, dẫn đến hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội. Khi sản lượng ngừng suy giảm và bắt đầu tăng trường trở lại thì điểm thấp nhất của sản lượng là đáy của chu kỳ.

- Mở rộng

Là pha mở rộng của chu kỳ kinh tế, sản lượng thực tế từ vị trí đáy, dưới sản lượng tiềm năng lên trên sản lượng tiềm năng và tiến tới đinh mới của chu kỳ. Trong giai đoạn này, sản lượng bắt đầu tăng trường trở lại, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập tăng, nguồn cung hàng hóa tăng, tỷ lệ hàng tồn kho giảm.

- Đạt đỉnh

Tại đỉnh của chu kỳ, sản lượng thực tế, hoạt động kinh doanh, việc làm, tiêu dùng và sản xuất của nền kinh tế đạt đến mức cao nhất. Nhìn chung tại đỉnh của chu kỳ, sản lượng thực tế của nền kinh tế vượt mức sản lượng tiềm năng.

- Chạm đáy

Ngược lại với đỉnh của chu kỳ, tại điểm đáy của chu kỳ kinh tế, sản lượng thực tế, hoạt động kinh doanh, việc làm, tiêu dùng và sản xuất của nền kinh tế tụt xuống đến mức thấp nhất. Tại đáy của chu kỳ, sản lượng thực tế của nền kinh tế ở dưới mức sản lượng tiềm năng.

Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy, chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn. Trong các giai đoạn của chu kỳ kinh tế, giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội, do đó nhà nước muốn can thiệp bằng các chính sách nhằm giảm thiểu giai đoạn suy thoái và đưa sản lượng thực tế của toàn nền kinh tế tiến sát mức sản lượng tiềm năng.

3. Ổn định chu kỳ kinh tế

Ổn định chu kỳ kinh tế là quá trình giảm thiểu những biến động kinh tế vĩ mô, cụ thể là hạn chế suy thoái cũng như tình trạng tăng trưởng quá nóng nhằm đưa sản lượng thực tế của nền kinh tế đạt gần mức tiềm năng.

Do tất cả các nền kinh tế đều trải qua các giai đoạn tăng trường nhanh, mở rộng hay hưng thịnh xen kẽ với giai đoạn tăng trưởng chậm, thậm chí lâm vào suy thoái, hay khủng hoảng, dẫn đến những tổn thất và hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế, nên cần phải ổn định chu kỳ kinh tế. Lịch sử các nền kinh tế đã cho thấy sự thăng trầm của các nền kinh tế cùng với những cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Điều này đặt ra một loạt các câu hỏi cho các nhà kinh tế: Tại sao các nền kinh tế tăng và giảm tốc trong ngắn hạn? Tại sao một nền kinh tế không đơn thuần chuyển dịch lên vị trí toàn dụng và cố định ở đó? Và làm thế nào giúp một nền kinh tế tránh rơi vào pha suy thoái?

Nhìn chung, hiện nay các lý thuyết về ổn định chu kỳ kinh tế vẫn còn nhiều quan điểm bất đồng do bản chất của chu kỳ kinh tế là không đều đặn và khó có thể dự báo.

• Một số học thuyết về ổn định chu kỳ kinh tế là:

Theo trường phái cổ điến, nền kinh tế có khả năng "tự điều chỉnh", với giả định hung tâm là quy luật Say: "cung quyết định cầu" ("supply creates its own demand"), quy mô sản lượng của nền kinh tế không bao giờ bị hạn chế bời một sự sụt giảm tiêu dùng trong ngắn hạn.

Trong Lý thuyết Tống quát (1936), Keynes đưa ra quan điểm trái ngược với quan điếm của trường phái cổ điển, theo đó nền kinh tế không thể tự điều chỉnh trở lại trạng thái toàn dụng lao động mà nhà nước phải can thiệp để ổn định chu kỳ kinh tế. Keynes giải thích: nền kinh tế có những giai đoạn tăng trường hưng thịnh hay suy thoái xuất phát từ sự tồn tại của những bất trắc không thể suy giảm (irreducible uncertainties) trong một nền kinh tế sử dụng tiền tệ. Ông cho rằng nền kinh tế không thể tự điều tiết, do đó chính phủ cần phải hành động để kích cầu khi nền kinh tế suy yếu và làm nguội nền kinh tế khi quá nóng.

Cũng theo học thuyết Keynes, một trong những công cụ chính phủ sử dụng để chống lại sự biến động của chu kỳ kinh tế là chính sách tài khóa ngược chu kỳ. Chính sách này còn gọi là chính sách tài khóa linh hoạt bao gồm: (i) chính sách tài khóa mở rộng trong thời kỳ suy thoái (được sử dụng để kích thích kinh tế thông qua kích cầu hiệu quả); (ii) chính sách tài khóa kiềm chế hay thu hẹp trong thời kỳ hưng thịnh (được sử dụng để kiềm chế lạm phát). Một hình thức của chính sách tài khóa ngược chu kỳ được biết đến là công cụ ổn định tự động (Automatic stabilizers), là những chính sách được thiết kế để tự nó điều chỉnh làm cho chính sách tài khóa mở rộng trong thời kỳ suy thoái và thu hẹp trong thời kỳ tăng trưởng cao như là chính sách bảo hiểm, an sinh xã hội, thuế thu nhập...

Còn quan điểm “tổng hợp tân cổ điển” (neoclassical synthesis) vào thập niên 1950 đã cố gắng tổng hòa quan điểm cùa Keynes với quan điểm cổ điển. Quan điểm này thống nhất với Keynes rằng nền kinh tế không thể tự điều tiết trong ngắn hạn mà cần có sự can thiệp của chính phủ, song lại bác bỏ quan điểm về sự bất trắc không thể suy giảm của Keynes và cho rằng nền kinh tế vẫn tự điều tiết trong dài hạn. Tuy nhiên quan điểm đó sau này đã không được chứng minh và có thể rút ra rằng cung tiền được duy trì ổn định không phải là điều kiện đủ để nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cân bằng.

Nỗ lực tiếp theo tìm giải pháp để ổn định chu kỳ kinh tế, cũng như giải thích về các cuộc suy thoái là lý thuyết về chu kỳ kinh tế thực (Real Business Cycle - RBC) cho rằng chu kỳ kinh tế là phản ứng nhằm tối ưu hóa nền kinh tế trước các cú sốc công nghệ. Những phát minh mới có thể đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, tránh suy thoái, đưa nền kinh tế tăng trưởng ờ mức toàn dụng. Nguyên nhân suy thoái, theo lý thuyết RBC, là do người dân phản ứng hợp lý theo những thay đổi trong nền kinh tế: khi tốc độ thay đổi công nghệ chậm hơn làm giảm tiền lương thực ở mức cận biên, phản ứng của người lao động là dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, dẫn đến lực lượng thực lao động sẽ giảm, làm tăng trưởng kinh tế chậm đi.