In trang này
Thứ hai, 29 Tháng 4 2019 03:29

VỀ BAN KIỂM SOÁT VÀ KẾ TOÁN TRƯỞNG TRONG CÔNG TY

1. Ban kiểm soát trong công ty

Theo quy định tại Điểu 55 và khoản 1 Điều 134 về Luật doanh nghiệp năm 2014 thì công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) có từ 11 thành viên trở lên và công ty cổ phần có từ 11 cổ đông trỏ lên hoặc có dưới 11 cổ đông, nhưng các cổ đông là tổ chức sở hữu từ 50% tổng số cổ phần của công ty trở lên thì phải thành lập Ban kiểm soát; Trường hợp công ty TNHH có ít hơn 11 thành viên hoặc çông ty cổ phần có dưới 11 cổ đồng và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưói 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát. Việc thành lập Ban kiểm soát trong Trường hợp này do công ty tự quyết định phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.

Ban kiểm soát giám sát các hoạt động quản lý và điều hành của các cơ quan quản trị điều hành công ty; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điểu hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Ban kiểm soát các loại hình công ty khác nhau cũng có các quyền và nghĩa vụ khác nhau[1].

Luật doanh nghiệp năm 2014 không quy định về Ban kiểm soát đối với ba loại hình doanh nghiệp là: Công ty TNHH một thành viên chủ sở hữu là cá nhân, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Như vậy, với quy định bắt buộc phải có Ban kiểm soát như đã nêu trên, thì đa số các công ty cổ phần hiện nay là không bắt buộc phải có Ban kiểm soát. Ngay đối với trường hợp công ty cổ phần phải có Ban kiểm soát, nếu như Luật doanh nghiệp năm 2005 chỉ quy định duy nhất một mô hình là Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiệm, thì Luật doanh nghiệp năm 2014 cho phép doanh nghiệp lựa chọn một trong hai mô hình khác nhau, có và không có Ban kiểm soát.

Mô hình thứ nhất, bắt buộc phải có Ban kiểm soát thuộc Đại hội đồng cổ đông giông như quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005.

Mô hình thứ hai, không bắt buộc phải có Ban kiểm soát thuộc Đại hội đồng cổ đông. Cơ chế Ban kiểm soát được thay thế bằng quy định thành viên độc lập Hội đồng quản trị. Trong trường hợp này, các thành viên độc lập Hội đồng quản trị thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty[2].

Đối với Trường hợp có Ban kiểm soát thì “Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ Trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn” (Khoản 2 Điều 163 Luật doanh nghiệp năm 2014).

Trưởng Ban kiểm soát của doanh nghiệp nhà nước phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh được đào tạo; không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác; không được đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước[3].

Việc quy định đỉều kiện của Trưỏng Ban kiểm soát đối với cồng ty nhà nước hoặc công ty đại chúng thì còn có sự hợp lý nhất định. Nhưng việc quy định hai điều kiện này đối với Trưỏng Ban kiểm soát của tất cả các công ty cổ phần là không hợp lý và không cần thiết. Quy định này không có trong Luật doanh nghiệp năm 1999 và năm 2005.

Về điều kiện chuyên môn “là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp” thì buộc Trưởng Ban kiểm soát phải bảo đảm điều kiện tối thiểu theo đúng câu chữ luật định. Còn đối với yêu cầu “làm việc chuyên trách” thì không có nghĩa là phải làm việc 8 tiếng mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần… Hơn thế nữa, trong Trường hợp này, Trưởng Ban kiểm soát làm việc cho công ty với tư cách như một người lao động, mà Bộ luật lao động năm 2012 (sửa đổi, bổ sung theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) cho phép người lao động được làm việc đồng thời cho nhiều doanh nghiệp, miễn là “bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết”[4].

Trong Trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Kế toán trưởng trong công ty

Tất cả các doanh nghiệp (gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân), trừ doanh nghiệp siêu nhỏ, thuộc mọi thành phần kinh tế; chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, đều phải có kế toán trưởng. Trường hợp chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưỏng thì phải bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này doanh nghiệp phải bố trí người làm kế toán trưởng[5].

Riêng các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng[6].

Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định kế toán trưỏng có phải là người quản lý công ty hay không là theo quy định của Điều lệ công ty[7]. Riêng Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định, kế toán trưởng là người điều hành tổ chức tín dụng[8].

Luật doanh nghiệp năm 2014 cũng quy định, việc miễn nhiệm, cách chức Kế toán trưởng do Điểu lệ công ty quy định[9]. Quy định này có thể hiểu theo hai cách khác nhau. Thứ nhất, các trường hợp và thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức Kế toán trưỏng phải được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty giống như đốỉ với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Thứ hai, việc miễn nhiệm, cách chức Kế toán trưỏng cũng như các chức danh quản lý khác chỉ cần Điều lệ chỉ ra là thuộc thẩm quyền của cơ quan, chức danh nào trong công ty. Ở đây có thể thấy rằng hiểu theo cách thứ hai là hợp lý hơn.

Việc thay đổi Kế toán trưởng, trưỏng phòng tài chính kế toán của doanh nghiệp nhà nước thì phải công bố trên trang thông tin điện tử và ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của công ty trong thời hạn 36 giờ[10].

Kế toán trưởng phải ký tên trong các văn bản tài liệu như Sổ kế toán, Báo cáo tài chính của công ty.

Kế toán trưỏng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán; có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp. Kế toán trưởng của doanh nghiệp nhà nước còn có thêm nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của công ty giám sát tài chính tại công ty.

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của doanh nghiệp và chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ[11].

Vì vậy, ở một số công ty, Kế toán trưởng có thể kiêm hoặc không kiêm nhiệm Trưỏng phòng kế toán.

Bên cạnh đó, Luật kế toán năm 2015 quy định một trong các trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là bố trí người làm kế toán trưởng hoặc quyết định thuê dịch vụ làm kế toán trưỏng[12]. Trong khi đó, Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng như năm 2014 lại quy định một trong các trách nhiệm Hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên là “quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với kế toán trưởng[13].

Như vậy, đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, nếu người đại diện theo pháp luật của công ty không biểu quyết thông qua việc bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán trưởng, thì việc quyết định của Hội đồng thành viên là trái với Luật kế toán năm 2015. Ngược lại, nếu người đại diện theo pháp luật của công ty thực hiện việc bổ nhiệm Kế toán trưởng mà không thông qua Hội đồng thành viên thì trái với Luật doanh nghiệp năm 2014. Ngoài ra, đối với những công ty có từ hai người đại diện theo pháp luật trở lên, thì người nào hay tất cả cùng có thẩm quyền bổ nhiệm hay tham gia bổ nhiệm kế toán trưởng? Nếu Điều lệ công ty không quy định rõ điểu này, thì lại thêm một vướng mắc khi phải thực hiện theo Luật kế toán. Việc bố trí nhân sự theo quy định của Luật kế toán cũng như Bộ luật lao động năm 2012 (sửa đổi, bổ sung theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) chỉ là một khái niệm khái quát, trên thực tế phải được thực hiện bằng các thủ tục pháp lý cụ thể như bổ nhiệm, ký hợp đồng, ủy quyền, giao nhiệm vụ.

Vì vậy, để bảo đảm tuân thủ đúng quy định của cả hai đạo luật về việc “bố trí” và “bổ nhiệm” kế toán trưởng thì cần thực hiện theo một trong hai cách. Thứ nhâ't, quyết định bổ nhiệm kế toán trưỏng của người đại diện theo pháp luật công ty phải căn cứ vào nghị quyết bổ nhiệm của Hội đồng thành viên. Thứ hai, Hội đồng thành viên có thể bổ nhiệm kế toán trưdng, nếu người đại diện theo pháp luật cũng là một thành viên biểu quyết tán thành với việc bổ nhiệm. Đối với công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật, nếu Điều lệ không quy định cụ thể người nào có thẩm quyền liên quan đến việc bổ nhiệm Kế toán trưởng, thì nên để cho tất cả đều tham gia và giao cho một người ký quyết định bổ nhiệm.

 


[1] Điều 82 về “Kiểm soát viên”, Điều 102 vể “Ban kiểm soát”, Điều 104 vế “Quyển của Ban kiểm soát và Kiểm soát viền”, Điều 163 về “Ban kiểm soát” và Điều 165 về “Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát”, Luật doanh nghiệp năm 2014.

[2] Khoản 1 Điều 134 về “Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cể phần”, Luật doanh nghiệp năm 2014.

[3] Điều 103 về "Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Kiểm soát viên”, Luật doanh nghiệp nảm 2014.

[4] Điều 21 về “Giao kết hợp đồng lao động với nhiều ngưòi sử dụng lao động”, Bộ luật lao động năm 2012 (sửa đổi, bổ sung theo Bộ luật tấ tụng dân sự năm 2015).

[5] Điều 49 về “Tổ chức bộ máy kế toán”, Luật kế toán năm 2015; khoản 1 Điều 20 về “Kế toán trưởng, phụ trách kế toán”, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30-12-2016 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán”.

[6] Điểm b khoản 2 Điều 20 về “Kế toán trưởng, phụ trách kế toán”, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30-12-2016 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán”.

[7] Khoản 3 Điều 56 về “Hội đồng thành viên”; Điều 101 về “Miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Tổng giám đốc và ngưòi quản lý công ty khác”, Luật doanh nghiệp năm 2014.

[8] Khoản 32 Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

[9] Khoản 3 Điều 101 vể “Miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Tổng giám đốc và ngưòi quản lý công ty khác”, Luật doanh nghiệp năm 2014.

[10] Khoản 1 Điều 109 về “Công bố thông tin bất thưòng”, Luật doanh nghiệp năm 2014.

[11] Khoản 3 Điều 53 về “Kế toán trưỏng”, Luật kế toán năm 2015.

[12] Khoản 2 Điều 50 về “Trách nhiệm của ngưòi đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán”, Luật kế toán năm 2015.

[13] Điểm đ khoản 2 Điều 56 về “Hội đồng thành viên”, Luật doanh nghiệp năm 2014.