In trang này
Thứ tư, 29 Tháng 5 2019 04:06

TIÊU CHÍ VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Hoạt động ngân sách Nhà nước là hoạt động thu chi tài chính của Nhà nước mang tính đa dạng, phong phú được tiến hành ở hầu hết các lĩnh vực, tác động đến mọi chủ thể kinh tế xã hội. Các hoạt động thu chi ngân sách luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở luật lệ nhất định. Bản chất của hoạt động thu chi ngân sách Nhà nước luôn là sự gắn kết giữa kinh tế với chính trị. Trong các quan hệ lợi ích, thì lợi ích quốc gia, lợi ích tập thể luôn được đặt lên hàng đầu và chi phối các mặt lợi ích khác trong thu, chi ngân sách Nhà nước.

Quá trình thực hiện các chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước nhằm hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước và là quá trình phân phối và phối lại giá trị tổng sản phẩm xã hội phục vụ cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước trên các lĩnh vực trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Thu ngân sách Nhà nước hoàn toàn không giống bất kỳ một hình thức thu của một loại quỹ nào. Thu ngân sách Nhà nước phần lớn đều mang tính bắt buộc, điều này xuất phát từ quyền lực của Nhà nước và các nhu cầu về tài chính để thực hiện chức năng quản lý và điều hành của Nhà nước đối với nên kinh tế xã hội nên việc cần phải có dự báo thu ngân sách Nhà nước đều phân phối, và phân phối lại giá trị tổng sản phẩm xã hội phục vụ cho việc thực hiện chắc năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên các lĩnh vực trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Vấn đề cốt lõi trong dự báo thu là cách thức ước tính các chỉ tiêu kế toán về thu. Tất cả các chính phủ đều quyết toán trên cơ sở tiền mặt và có nhu cầu ước tính số thu trên cơ sở tiền mặt, tuy nhiên, ngày càng nhiều quốc gia đang duy trì hệ thống kế toán trên cơ sở dồn tích sửa đổi hoặc dồn tích đầy đủ. Bên cạnh đó, trong quá trình dự báo thu, có trường hợp có những thay đổi về tình hình kinh tế được cho là liên quan trực tiếp đến những thay đổi về nghĩa vụ thuế nhưng những thay đổi đó chỉ diễn ra sau qua những thay đổi về thu thuế đối với những nghĩa vụ đó. Ví dụ, nếu cơ sở thu được mở rộng ra do tăng trưởng kinh tế thực, trước hết, cơ sở thu tăng thêm sẽ phát sinh tăng nghĩa vụ thu từ thuế, sau đó, Cơ quan thuế sẽ nỗ lực thu càng nhiều càng tốt từ nghĩa vụ mới tăng lên này trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể, nhưng bên cạnh đó, biến động về số thu giữa các năm cũng có thể phản ánh cả những thay đổi về tuân thủ thuế và thay đổi về kết quả thu nghĩa vụ thuế chưa thực hiện của các năm trước đó.

Việc xác định nghĩa vụ thuế còn phụ thuộc vào vấn đề ấn định thuế theo luật. Trong trường hợp thuế tự khai, tự nộp, việc kê khai thuế do đối tượng nộp thuế thực hiện vào cuối kỳ thuế hoặc sau đó, thậm chí còn sau đó nữa sau khi nghĩa vụ thuế được Cơ quan thuế kiểm toán lại. Điều này khiến cho công tác dự báo và lập ngân sách đối với nguồn thu từ thuế tự khai, tự nộp trở nên khó hơn; mặc dù, như sẽ được thảo luận ở phần dưới, điều thiết yếu là phải phân biệt rõ giữa mức thuế được ấn định và số thu nộp khi dự báo về số thu từ thuế, đặc biệt khi có những biến động về xu hướng nợ đọng hoặc thanh toán hoàn thuế. Trong trường hợp thu phát sinh từ phí sử dụng dịch vụ hoặc thuế do cơ quan thuế ấn định, cơ quan thuế có thể xác định nghĩa vụ thuế trong kỳ tài chính và xác định được số thu dồn tích cho kỳ đó, tách bạch rõ với số thu nhận được. Một ví dụ có thể đưa ra là thuê bất động sản do cơ quan thuế tính, vì cơ quan thuế thực chất là đơn vị xác định giá trị của bất động sản và nghĩa vụ thuế trước hoặc trong kỳ thuế.

Thay đổi số thu ròng phải thu có thể phát sinh do thay đổi về dư nợ đọng thuế hoặc cũng có thể do thay đổi về dư hoàn thuế phải trả hoặc thay đổi về dư khấu trừ thuế đầu vào hoặc tổn thất thuế hoặc giảm trừ được chuyển nguồn. Số thu từ thuế trong kỳ có thể tăng nếu hiệu lực công tác thu nợ đọng được tăng cường nhưng cũng có thể giảm khi phát sinh chậm trễ thêm do người nộp thuế nhận hoàn thuế hoặc tính khấu trừ thuế đầu vào. Trong thực tế, số thu nộp thuế có thể cao hơn số thu đầy đủ từ nghĩa vụ thuế nếu ANR âm, đó là trường hợp các kỳ bị chậm trễ kéo dài bất thường về hoàn thuế hoặc khấu trừ thuế đầu vào.

Một vấn đề quan trọng cần phân biệt trong các chỉ tiêu đo lường số thu để phục vụ mục đích dự báo thu là phân biệt giữa nghĩa vụ thuế và số thu nộp qua tuân thủ tự nguyện so với nghĩa vụ thuế và số thu nộp qua các biện pháp cưỡng chế hành chính. Các nội dung thu qua tuân thủ tự nguyện thường biến động theo tình hình kinh tế thay đổi, gây ảnh hưởng đến cơ sở thu và mong muốn nộp của đối tượng nộp thuế. Thay đổi về cưỡng chế hành chính có thể độc lập với những thay đổi về điều kiện kinh tế. Nghĩa vụ thu cưỡng chế bao gồm nghĩa vụ thu được tính lại qua kiểm toán cộng thêm cả lãi suất, tiền phạt. Số thu nộp ròng bị cưỡng chế bao gồm cả các hình thức thu nợ, thanh toán hoàn thuế khi thay đổi về số phải thu ròng.

Mặt khác, dự báo thu từ thuế dựa trên dự báo các yếu tố quyết định về kết quả tính thuế. Do vậy, điểm khởi đầu cho một dự báo thu từ thuê bất kỳ là phải hiểu được các yếu tố quyết định về nghĩa vụ thuế trong kỳ thuế. Tăng thu từ thuế giữa kỳ này với kỳ tiếp theo phụ thuộc vào thay đổi trong các yếu tố quyết định đó. Các mô hình dự báo thuế khác nhau giả định rằng nhiều yếu tố quyết định không đổi giữa các kỳ và chỉ tập trung vào các yếu tố chính hoặc cụ thể, như tăng trưởng thực về quy mô nền kinh tế. Việc lựa chọn cách thức đơn giản hoá các giả định tuỳ thuộc vào khả năng áp dụng hoặc ước tính tác động cho các yếu tố khác nhau của mô hình hoặc/và dữ liệu sẵn có về thuế và các yếu tố quyết định.

Trong các cơ cấu thuế đơn giản, nếu thu từ thuế (R) được tính theo thuế suất duy nhất (t) với cơ sở thu là (B), ta có R = tB. Trong trường hợp thuế suất cụ thể hoặc theo đơn vị, cơ sở thu chính là khối lượng, và trong trường hợp thuế theo trị giá, cơ sở thu chính là giá trị danh nghĩa (có nghĩa là giá danh nghĩa, p, nhân với khối lượng, Q hoặc B = opQ). Số lượng trong cơ sở thu về phần mình lại được xác định bởi hàng loạt các yếu tố kinh tế. Nếu cơ sở thu là giá trị bán hàng, số lượng hàng bán ra chịu tác động bởi thu nhập của người mua, giá cả của hàng hoá đó (trong trường hợp này là p) và giá của hàng hoá bổ sung hay thay thế cho hàng hoá chịu thuế. Giá cả của hàng hoá do người tiêu dùng chi trả ảnh hưởng đến số lượng theo nhu cầu nhưng bản thân nó cũng bị ảnh hưởng bởi thuế suất (t) tính trên hàng hoá đó, tuỳ theo điều kiện thị trường. Nếu doanh số bán bia được dùng để tính thuế, khối lượng bia bán ra sẽ bị ảnh hưởng bởi thu nhập của người mua bia, giá bia, và giá của các sản phẩm đồ uống có cồn và không cồn cạnh tranh với mặt hàng bia, cũng như giá cả của các hàng hoá khác. Giá của bia và các đồ uống cạnh tranh cũng sẽ phụ thuộc vào thuế suất đánh trên bia và các loại đồ uống và hàng hoá khác. Do đó, dự báo về thu từ bia còn phụ thuộc vào thay đổi dự kiến về thu nhập, giá bia, giá cả của các đồ uống cạnh tranh khác và các hàng hoá khác, cũng như thay đổi thuế suất đối với bia, và các đồ uống khác để có thể ước tính ra doanh số bán bia và sau đó là cơ sở thu từ thuế đánh trên bia. Nếu đồ uống có cồn phải chịu các loại thuế cụ thể, thì giá cả tương quan của các đồ uống đó dự kiến có thể thay đổi theo thời gian và tạo ra sự dịch chuyển lớn về cơ sở thu từ thuế do thay đổi tương quan về giá cả, và yếu tố đó cần được cân nhắc khi dự báo thu. Nếu toàn bộ đồ uống và các loại hàng hoá khác đều phải chịu cùng một cơ cấu thuế đánh theo giá trị thống nhất, thì tác động về giá không quá quan trọng, mà trọng tâm phải là thu nhập tăng trưởng và tác động của nó đối với cơ sở thu thuế từ bia, các loại đồ uống và hàng hoá khác.

Cơ cấu thuế suất thường khá phức tạp. Thuế suất có thể biến đổi theo quy mô của cơ sở thu, như thuế suất cận biên tăng lên đối với thuế thu nhập cá nhân, hay các mức thuế suất khác nhau được áp dụng theo các cách xác định cơ sở thu khác nhau, ví dụ các loại hàng hoá nhập khẩu khác nhau được áp các mức thuế suất thuế nhập khẩu khác nhau. Cơ cấu thuế suất phức tạp được tổng hợp thành thuế suất hiệu quả, chính là tỷ lệ giữa nghĩa vụ thuế chia cho giá trị của cơ sở thu thuế đó. Thuế suất hiệu quả thường được đo lường bằng cách lấy số thu nộp chia cho giá trị của cơ sở thu từ thuế. Ở đây, điều cần thiết là phải phân biệt được thuế suất hiệu quả theo tính toán tổng nghĩa vụ thuế chia cho cơ sở thu từ thuế) và thuế suất hiệu quả thực thụ tổng thuế thực thu chia cho cơ sở thu từ thuế phản ánh đồng thời kết quả thu và hoàn thuế.

Việc dự báo số thu nộp thuế phụ thuộc vào mức độ chuyển đổi của dự báo nghĩa vụ thuế thành số thu nộp trong kỳ. Điều này phụ thuộc vào mức độ tuân thủ của người nộp thuế trong việc nộp nghĩa vụ thuế cũng như chất lượng công tác quản lý thu và hoàn thuế. Số thu nộp thuế trong kỳ là tổng tỷ lệ nghĩa vụ thuế mới phát sinh trong kỳ là nghĩa vụ thuế là số phải trả trong kỳ, thực sự thu được cộng với tỷ lệ số dư thuế phải thu ròng đầu kỳ thu được thường qua các cơ chế thu hoặc cưỡng chế thuế. Biểu thức thay thế về mối quan hệ cơ bản giữa số thu nộp và nghĩa vụ thuế hữu ích hơn vì nó thể hiện sự kết hợp giữa dự báo về nghĩa vụ thuế và dự báo số thu nộp.

Mối quan hệ giữa mức tăng của số thu nộp và nghĩa vụ thuế đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược dự báo vì nó cho biết trong những trường hợp nào số thu nộp tăng lên tương ứng với tăng nghĩa vụ thu do thay đổi các yếu tố về tuân thủ hoặc kinh tế có ảnh hưởng đến thuế. Chẳng hạn, tốc độ tăng tương ứng diễn ra khi tuân thủ về thu thuế đạt mức độ hoặc xu hướng tuân thủ và thu số phải thu ròng không đổi theo thời gian. Hiểu biết về mối quan hệ thực sự có vai trò hết sức quan trọng đối với yêu cầu về mặt dữ liệu nhằm dự báo thu cho chính xác: nghĩa là hoặc chỉ dữ liệu thực thu, thực nộp là đủ hoặc cần thêm cả dữ liệu nghĩa vụ thuế làm căn cứ, như được trình bày cụ thể hơn dưới đây qua các mô hình dự báo khác nhau.