In trang này
Thứ ba, 03 Tháng 3 2020 03:13

GIỚI THIỆU VỀ QUAN NIỆM VÀ CÁCH TIẾP CẬN VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC

1. Liên hợp quốc

Liên hợp quốc giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an ninh phi truyền thống toàn cầu. Điều này trước tiên thể hiện qua việc xác lập “quan niệm an ninh mới”.

Nếu như nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, chủ thể chính trong quan niệm an ninh của Liên hợp quôc là an ninh truyền thống”, như trong “Tuyên ngôn về tăng cường an ninh” ra đời năm 1970 nhấn mạnh: Các quốc gia cần tôn trọng chủ quyên và toàn vẹn lãnh thổ của các nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đặc biệt nhấn mạnh các quốc gia có quyền được hưởng hòa bình và an ninh, không phải chiu sự uy hiếp vũ lực.

Đến nửa cuối những năm 70 của thế kỷ XX, Liên hợp quốc bắt đầu chú trọng đến tính phụ thuộc lẫn nhau của các vấn đề an ninh, điển hình như “Tuyên ngôn môi trường nhân loại” thông qua năm 1972 đã nhấn mạnh mối liến hệ mật thiết giữa sự sinh tồn của loài người với sự sinh tồn của trái đất, tình trạng hủy hoại môi trường sinh thái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thiếu hụt lương thực, tăng trưởng dân số..., đã và đang trở thành những vấn đề hết sức bức thiết mà loài người đang phải đối mặt.

Bước vào nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, Liên hợp quốc bắt đầu xuất hiện hiện tượng “an ninh hóa vấn đề phi truyền thống”, một vài vấn đề ngoài lĩnh vực an ninh như môi trường, lương thực, nhân quyền... đã được nâng lên thành các vấn đề an ninh, đề ra yêu cầu phải mở rộng nội hàm của vấn đề an ninh. Bước sang những năm 90 của thế kỷ XX, Liên hợp quốc tiếp tục chỉ ra, an ninh quốc tế không chỉ giới hạn trong ý nghĩa truyền thống của nó, mà còn bao gồm những hàm nghĩa an ninh mới xuất hiện cùng với thời đại và tương lai.

Tóm lại, nội dung chủ yếu và đặc trưng quan niệm an ninh mới của Liên hợp quốc đó là: Quan niệm an ninh toàn cầu nhằm đối phó với các uy hiếp mang tính toàn cầu; quan niệm an ninh nhân dân nhằm đối phó với các nguy cơ uy hiếp an ninh; quan niệm an ninh có tính tổng hợp, tính nhất thể; vấn đề an ninh mới có thể thông qua các biện pháp dự phòng và con đường phi quân sự để giải quyết. Nhìn nhận vấn đề dưới lăng kính của tổ chức quốc tế, theo Liên hợp quốc, an ninh phi truyền thống bao gồm bảy lĩnh vực là: kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính tr[1].

2. Liên minh châu Âu (EU)

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, môi trường an ninh của châu Âu đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, an ninh châu Âu lại đối diện với nhiều uy hiếp và thách thức mới. Đó là hàng loạt các vấn đề như xung đột khu vực cục bộ, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo, tranh chấp biên giới, cạnh tranh mậu dịch, di độngdân cư, vấn đề môi trường, chủ nghĩa khủng bố, buôn bán ma túy... Chính vì vậy, an ninh của EU và mục tiêu phòng vệ của khu vực này đã không còn phải đối diện với các nguy cơ xâm hại quân sự từ bên ngoài, mà đã chuyển hướng sang dự phòng cácnguy cơ tiềm ẩn, điều đó đưa đến sự ra đời một mô hình khống chế nguy cơ của châu Âu.

Trong bối cảnh như vậy, năm 1996, EU trong ứng phó với cácvấn đề an ninh phi truyền thống đã nêu ra quan niệm về “an ninh cộng đồng” (common security). “An ninh cộng đồng” là chỉ an ninh thông qua hợp tác trên lĩnh vực an ninh của tất cả các quốc gia trong khu vực nhằm bảo đảm an toàn cho các nước, chủ trương xây dựng một khuôn khổ an ninh chung giữa các nước trong khu vực trên cơ sở công bằng, chính nghĩa, phối hợp tương trợ lẫn nhau và thực lực. Trong đó, phối hợp tương trợ lẫn nhau là chỉ các thành viên trong EU tất yếu phải phối hợp hành động thống nhất, cùng nhau đối phó với các uy hiếp mới tiềm ẩn, tăng cường phối họp và hợp tác quốc tế. Liên minh châu Âu cho rằng, cần tăng cường phối hợp hành động giữa các quốc gia trong khu vực, đồng thời hợp tác mật thiết với các quốc gia chính trên thế giói như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Canada..., từ đó xây dựng hệ thống phòng vệ tập thể, trong đó hợp tác châu Âu và Mỹ đóng vai trò lực lượng quyết định đối với an ninh và ổn định thế giới.

Thực lực ở đây chính là tăng cường năng lực, là cơ sở nền tảng giúp châu Âu có thể ứng phó và xử lý các nguy cơ tiềm ẩn. Chính vì vậy, các quốc gia trong khu vực tất yếu phải tăng cường thực lực của chính mình, bao gồm thực lực về quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao... Quan điểm này được đề ra trên cơ sở văn hóa, lịch sử tương đồng của các quốc gia trong khu vực, khu vực hóa luôn là động lực phát triển trong hiện tại và tương lai của các quôc gia châu Âu. Chiến lược an ninh cộng đồng của EU cho ràng, các uy hiếp chủ yếu mà thế giới hiện nay đang phải đối mặt đó là xung đột khu vực, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, phổ biến vũ khí sát thương quy mô lớn, tội phạm có tổ chức, buôn bán ma túy và di dân phi pháp. Trong đó, uy hiếp của chủ nghĩa khủng bố quốc tế là “uy hiếp mang tính chiến lược”, các phần tử khủng bốthông qua mua bán và sử dụng vũ khí sát thương quy mô lớn, sẽtạo ra các uy hiếp rất lớn cho thế giới. Riêng đối với châu Âu, hiện nay các vấn đề an ninh phi truyền thống mà khối này phải đối mặt đang ngày càng trở nên phức tạp, về tổng thể có thể phân thành ba phương diện: uy hiếp tự nhiên, uy hiếp kinh tế và uy hiếp xuyên quốc gia. về cụ thể, các vấn đề chính khiến cả châu Âu đang tập trung đối phó là vấn đề an ninh năng lượng, vấn đề di dân, chủ nghĩa khủng bố, biến đổi khí hậu.[2]

Sau sự kiện 11 -9 ở Mỹ, EU cũng nhấn mạnh chủ nghĩa khủng bố là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với khu vực này, đồng thời thông qua “Cương lĩnh hành động chốngkhủng bố”. Nhưng chiến lược chống khủng bố của EU không giống như Mỹ. Họ đề cao “an ninh cộng đồng” với mục tiêu “hợp tác, dự phòng, phát triển”, nhấn mạnh vai trò và vị trí của Liên hợp quốc, kiên trì phát động hợp tác quốc tế chống khủng bố theo khuôn khổ của Liên hợp quốc; nhấn mạnh lập trường đa phương trong chống khủng bố, phát huy vai trò chủ đạo của cơ chế quốc tế, mà hạt nhân của nó là Liên hợp quốc; đề cao quan điểm: chiến tranh không phải là không thể tránh khỏi, sử dụng vũ lực tất yếu là thủ đoạn cuối cùng. Bên cạnh đó, EU cũng tích cực viện trợ cho các quốc gia đang phát triển, giảm thiểu các biến động xã hội đến từ đói nghèo, từ đó xóa đi một trong những căn nguyên dẫn đến chủ nghĩa khủng bố. Quan điểm hợp tác trong phòng chống khủng bố của EU lấy dự phòng là phương châm chủ yếu. Vì vậy, họ tăng cường các biện pháp phòng tránh xung đột và quản lý các nguycơ, đề cao cảnh giác với các nguy cơ dẫn đến bạo lực, khủng bố.

EU cũng rất coi trọng “an ninh của con người”, và thực hiện nó trong khuôn khổ chiến lược “an toàn và sức khỏe nghề nghiệp”. Hiện nay, EU là khu vực tốt nhất trên thế giới trong việc bảo đảm an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, với các kinh nghiệm chủ yếu là: chú trọng bảo đảm, cải thiện điều kiện môi trường làm việc; chú trọng giáo dục bồi dưỡng; coi trọng giám sát, kiểm tra môi trường làm việc.

Một trong những vấn đề an ninh phi truyền cũng đang trực tiếp đe dọa đến các nước EU là vấn đề di dân xuyên biên giới, cũng giống như Mỹ, EU là một trong những khu vực có tỷ lệ dân di cư, nhập cư lớn nhất thế giới, các vấn đề dân tộc, chủng tộc đang trực tiếp đe dọa đến an ninh và ổn định của khu vực. Hiện nay, khu vực Tây Âu có khoảng 15 triệu người nước ngoài di cư đến, trong đó có khoảng hơn 45% đến từ châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh. Dân nhập cư mới đã gây ra những vấn đề xã hội nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và phúc lợi xã hội không được đảm bảo, chủ nghĩa bài xích, phân biệt đối xử với người nhập cư nước ngoài, thậm chí dẫn đến phát sinh xung đột bạo lực, gây bất ổn cho xã hội. Chính vì vậy, vấn đề di cư, nhập cư quy mô lớn đã ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát hiển của khu vực, trở thành một trong những chủ đề cấp bách cần giải quyết của EU. Trước tình trạng này, các nước EU đang có nhiều chính sách quản lý chặt chẽ vấn đề nhập cư, di cư, hướng tới xây dựng một hệ thống luật mới về vấn đề di dân ở châu Âu, nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của vấn đề này.

Ngoài ra, trong số các tác giả ở châu Âu, nhóm tác giả Rita Floyd, Stuart Croft là người công bố nhiều công trình hơn cả về an ninh phi truyền thống ở châu Âu, theo đó, an ninh phi truyền thống ở châu Âu bao gồm những vấn đề sau: buôn bán ma túy, khủng bố, dịch bệnh, di cư, nhập cư bất hợp pháp... Trong số những vấn đề đó, buôn bán ma túy được coi là mối đe dọa an ninh phi truyền thống lớn nhất của EU, bởi nó tác động đến xã hội thông qua nghiện ngập, tội phạm và bệnh tật; nó làm trầm trọng thêm nạntham nhũng ở nhiều nước, làm suy yếu kinh tế và chính trị. Hơnthế, thông qua mối liên hệ với những lực lượng nổi dậy và khủng bố sẽ làm cho an ninh chính trị bất ổn. Buôn bán ma túy sẽ ảnh hưởng đến cả an ninh cứngan ninh mềm của EU.

3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Trên bình diện ASEAN, tổ chức này cũng hết sức coi trọng 82 in đề an ninh phi truyền thống. Ngay từ năm 1976, các nước ASEAN đã thông qua Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali), nêu ra nhiệm vụ khống chế tăng trường dân số, ngăn chặn các hoạt động buôn bán ma túy trong khu vực. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, vấn đề an ninh phi truyền thống mà các quốc gia Đông Nam Á phải đối diện ngày càng nghiêm trọng hơn. Các vấn đề an ninh phi truyền thống như an ninh tài chính, chủ nghĩa ly khai dân tộc, chủ nghĩa khủng bố, ô nhiễm môi trởng, vấn đề hải tặc... đều đang trực tiếp đe dọa đến các quốc gia trong khu vực. Chính vì vậy, các nước ASEAN đã chủ động tiến hành hợp tác có hiệu quả với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế nhằm đối phó với các uy hiếp phi truyền thống này.

Cụm từ an ninh phi truyền thống được xuất hiện chính thức trong Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ sáu, giữa các nước ASEAN và Trung Quốc tại Phnôm Pênh (Campuchia) ngày 01-11-2002. Đó là những vấn đề về các lọai tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm khủng bố và ma túy đe dọa an ninh khu vực và thế giới, đồng thời tạo ra những thách thức mới đối với hòa bình, ổn định trong và ngoài khu vực. Cũng trong Tuyên bố trên, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã bày tỏ sự quan ngại về những vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng như buôn lậu, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển, khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ cao. Kể từ đó đến nay, vấn đề an ninh phi truyền thống thường được đề cập tới trong các cuộc gặp, tiếp xúc giữa những nhà lãnh đạo cao nhất của ASEAN và Trung Quốc.

Có thể thấy, cơ chế hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thông của Đông Nam Á là hợp tác an ninh đa phương, tăng cường tin cậy lẫn nhau, tăng cường minh bạch trong đầu tư quân sự, hướng trọng tâm bảo đảm an ninh của khu vực tới các nhân tố bất ổn định chung như hoạt động hải tặc, buôn lậu, buôn ma túy, di dân bất hợp pháp, chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên biên giới..đồng thời nỗ lực xây dựng một cộng đồng an ninh khu vực với các nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc hiệp thương thống nhất giữa các nước trong khu vực, nguyên tắc linh hoạt trong đàm phán các vấn đề nhạy cảm, nguyên tắc hợp tác giữa các chính phủ.

Trên bình diện nghiên cứu lý luận, nhóm tác giả Saw SweeHock, Sheng Lijun, Chin Kin Wah khi xuất bản công trình Quan hệ ASEAN - Trung Quốc: Thực trạng và triển vọng(ASEAN - China relations: Realities and prospects), đã nêu lên tổng quan về quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc; vai trò củaASEAN và Trung Quôc trong ASEAN+3 và tự do thương mại khu vực; quan hệ Nhật - Mỹ, Mỹ - ASEAN, Nhật - ASEAN và ảnh hưởng đối với Trung Quốc; an ninh môi trường ở Đông NamÁ; hợp tác và an ninh trên biển giữa Trung Quốc và ASEAN; hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong sự phát triển kinh tố lưu vực sông Mekong; sự tranh chấp vùng biển phía nam Trung Quốc sau tuyên bố năm 2002,... Trong nghiên cứu này cũng như nhiều nghiên cứu gần đây, tranh chấp hàng hải trên biển Đôg được nhấn mạnh, đặt ra yêu cầu các nước hợp tác cùng giải quyết. Cách tiếp cận đa phương cho việc giải quyết các tranh châp hàng hải được nhấn mạnh trong trường hợp này.

Nội dung vấn đề an ninh phi truyền thống của ASEAN cũng được V.R.Raghavan tập trung làm rõ trong công trình Ấn Độ và ASEAN: Những thách thức an ninh phi truyền thống (India and ASEAN: Non-Traditional Security Threats), đề cập sâu sắc các chiều cạnh về an ninh phi truyền thống. Phần I- An ninh kinh tế Eonomic Security) đã tập trung luận giải mối quan hệ thương mạigiữa ASEAN với Ấn Độ, so sánh sự phát triển kinh tế giữa TrungQuốc, Ấn Độ và các nước ASEAN, cuộc khủng hoảng kiinh tế năm 1997 với vấn đề an ninh kinh tế của các nước trong khu vực. Phần II- An ninh môi trường(Environmental Security) . Đã đề cập đến vấn đề an ninh môi trường ở Đông Nam Á, môi trường nước, về mối quan hệ hợp tác nhằm ứng phó với tai biến môi trường của ASEAN và Ấn Độ, đặc biệt là cạnh tranh tiếp cận tài nguyên nước của các quốc gia tiểu vùng Mekong, giữa Xingapo và Malaixia... Phần III- sắc tộc và an ninh(Ethnicity mill Security) đã trình bày về vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á, ở Inđônêxia và những bài học đối với Ấn Độ[3]

 


[1] Tham khảo tại trang điện tử của Liên hợp quốc: http://www.un.org.

[2]Tống Lê Lôi (Song Lilei): Vấn để và xu thế vấn để an ninh phi truyền thống cùa châu Âu. Trích từ Từ Tiêu Phong (Xu Yufeng): Báo cáo nghiên cứu anninh phi truyền thống Trung Quốc (2011-2012), Nxb.Văn hiến khoa học hội, Bắc Kinh, 2012, tr.73.

[3]Tham khảo tại trang: www.rsis.edu.sg/.../MacArthurworkmgpaper Mely