In trang này
Thứ năm, 05 Tháng 3 2020 03:27

GIỚI THIỆU KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH

1. Kinh nghiệm của Mỹ

Mỹ là nước có hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa tiền toàn diện và nghiêm khắc nhất trên thế giới mà tất cả các định chế tài chính và nhân viên đều phải tuân theo.

Một trong những đạo luật quan trọng nhẩt liên quan đến phòng, chống rửa tiền là Luật Bí mật ngân hàng (BSA) năm 1970 và những quy tắc của nó. Mục đích của BSA là tạo ra một văn bản pháp lý tạo điều kiện điều tra tội phạm rửa tiền, trốn thuế...bằng cách yêu cầu các tổ chức tài chính phải lưu giữ những chứng từ liên quan đến giao dịch trên 10.000 USD. Sau đó, Luật được sửa đổi cho phép Chính phủ và các cơ quan chức năng cỏ thể hạ thấp mức chuẩn 10.000 USD trong các cuộc điều tra.

Một số luật quan trọng khác trong việc phòng, chống rửa tiền tại Mỹ gồm Luật Quản lý toàn diện tội phạm năm 1984 Luật Quản lý rửa tiền năm 1986, Luật Chống sử dụng ma túy năm 1988, Luật Chống rửa tiền Annunzio - Wylie năm 1992 Những luật và quy định về phòng, chống rửa tiền tại Mỹ luôn được bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với những thay đổi của tội phạm rửa tiền.

Luật Chống rửa tiền quy định nghĩa vụ của tất cả các đối tượng, từ các cá nhân đến các tổ chức khi phát hiện có sự tham gia vào bất kỳ hoạt động rửa tiền nào và là căn cứ để tịch thu, sung quỹ tiền và tài sản liên quan đến hoạt động rửa tiền. Việc không tuân thủ những quy tắc và luật lệ liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền của nhân viên các tổ chức tín dụng có thểdẫn tới bị phạt dân sự và hình sự. về mặt dân sự, nhân viên ngân hàng có thể bị phạt tới 100.000 USD cho việc cố tình vi phạm những quy định về báo cáo và lưu giữ chứng từ của BSA. Về mặt hình sự, người vi phạm có thể bị phạt tiền tới 250.000 USD, 5 năm tù hoặc cả hai.

Một trong những vụ sớm nhất và nổi tiếng nhất liên quan đến việc ngân hàng bị phạt do vi phạm các quy định và luật l liên quan đến hoạt động rửa tiền tại Mỹ là trường hợp Ngân hàng Boston. Mặc dù đã được yêu cầu phải tuân thủ chặt chẽ hơn trongviệc lưu giữ các chứng từ giao dịch vào năm 1980, song Ngân hàng Boston vẫn tiếp tục giao dịch với các ngân hàng nướcngoài, bao gồm cả các ngân hàng đại lý của nó mà không hề lưu giữ hồ sơ chứng từ đến tận năm 1984. Nghiêm trọng hơn, các chi nhánh của Ngân hàng Boston đã tiếp tục thực hiện các giao dịch vớinhững tội phạm nổi tiếng qua nhiều năm. Những nhân vật này đã thực hiện những phi vụ kinh doanh bất động sản, nhưng nhânviên của Ngân hàng Boston đã không báo cáo và không lưu giữchứng từ của những giao dịch này theo các quy định và luật l về tài chính. Đến năm 1985, Ngân hàng Boston mới thực hiện đúng các yêu cầu về phòng, chống rửa tiền theo các quy định, luật lệ nên cuối cùng đã bị kết án và bị phạt 500.000 USD.

2. Kinh nghiệm của Anh

Tại Anh, các định chế tài chính cũng hoạt động theo những quyđịnh về phòng, chống rửa tiền tương tự như tại Mỹ. Tháng 12-1990, nước Anh ban hành một loạt văn bản hướng dẫn các ngân hàng trong việc phát hiện và chấm dứt các hoạt động rửa tiền, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ của ngân hàng trong việc cảnh báo cho các cơ quan quyền lực những hoạt động giao dịch đáng ngờ. Các hướng dẫn này được xây dựng bởi Ngân hàng Trung ương Anh và các ngân hàng thương mại với sự phối hợp, tham gia của cơ quan tình báo quốc gia, hải quan, cảnh sát. Theo đó, ngân hàng phải đích thân nhận dạng tất cả các khách hàng bằng mọi cách có thể, kể cả bằng cách gặp mặt trực tiếp. Hướng dẫn cũng chỉ rõ các cách thức xác nhận thông tin cá nhân, trong đó hộ chiếu là hình thức được ưu tiên, ngoài ra các nh thức khác cũng được chấp nhận như thẻ nhân viên, bằng lái xe... Hơn nữa, các ngân hàng phải lưu giữ tất cả các chứng từ giao dịch trong 6 năm để phục vụ điều tra.

Cũng giống như tại Mỹ, việc không tuân theo những hướng dẫn và các luật, quy định sẽ dẫn tới những trách nhiệm pháp luật. Những trách nhiệm pháp lý dân sự có thể nảy sinh nếu vi phạm các quy định về sự bảo mật của khách hàng. Hướng dẫn tại Anhchỉ ra rằng, nhân viên của các định chế tài chính phải hợp tác một cách toàn diện với các cơ quan pháp luật và phải thông báo trước cho các cơ quan này những giao dịch đáng ngờ. Trong khi cácngân hàng là chủ thể chính, các tổ chức tài chính khác như côngty bảo hiểm, tổ chức môi giới cũng phải thực hiện những hướng dẫn này.

Những quy định, luật lệ khác liên quan đến phòng, chống rửa tiền tại Anh bao gồm: Luật Chống buôn bán ma túy năm 1986; Luật Phòng, chống khủng bố năm 1987; Luật Hình sự (Hợp tác quốc tế) năm 1990; Luật Hình sự năm 1993. Bộ luật đầu tiên cho phép cảnh sát có quyền điều tra những tài sản đáng ngờ có liên quan đến ma túy, phong tỏa chúng và khi có chứng cứ sẽ tịch thu những tài sản này. Luật Phòng, chống khủng bố năm 1987 quy định sẽ kết tội những người sử dụng hoặc sở hữu quỹ khủng bố. Luật Hình sự năm 1990 cho phép kết tội nhữngngười che giấu, biển thủ, chuyển nhượng hoặc vận chuyển tài sản hoặc giúp đỡ người khác làm việc đó khi biết hoặc nghi ngờ những tài sản đó do phạm tội buôn bán ma túy mà có. Luật hình sự năm 1993 mở rộng quyền lực của tòa án trong việc kết tội rửa tiền như một tội phạm hình sự.

Hệ thống luật lệ ngân hàng và các hướng dẫn thực hành giám sát của Cộng đồng châu Âu yêu cầu tất cả các nhân viên ngân hàng đều phải nhận biết khách hàng của họ; đồng thời cải thiện hệ thống lưu giữ chứng từ, ngăn chặn kịp thời những hành động đáng ngờ và tập huấn nhân viên để họ tuân theo các luật lệ ngân hàng một cách chủ động và có thể nhận biết, báo cáo các hành động rửa tiền.

3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Tại Trung Quốc, hoạt động kinh doanh không chỉ cần đến một hệ thống quản lý thông tin về chống rửa tiền tốt mà nó cần phái có các biện pháp phòng ngừa và một cơ chế thích hợp. Ngân ng Trung ương Trung Quốc đã nỗ lực ở nhiều cấp độ nhằm xây dựng một hệ thống chống rửa tiền. Trước hết, dưới sự chỉ đạo của y ban Nhà nước, Hội nghị cấp bộ trưởng về chống rửa tiền do Ngân hàng Trung ương chủ trì đã được tổ chức với sự tham gia của 23 cơ quan chính phủ, trong đó có cơ quan tư pháp, an ninh, thương mại, thuế, hải quan... Hội nghị đã nghiên cứu, đề ra chiến lược xây dựng các hướng dẫn và chính sách về chống rửa tiền, đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chính phủ trong việc xây dựng quy chế và kiểm tra hành vi vi phạm.

Cấp độ thứ hai là hệ thống quản lý chống rửa tiền. Đây là một hệ thống quốc gia do Ngân hàng Trung ương điều hành bao gồm hệ thống kiểm tra các hành vi vi phạm chống rửa tiền tập trung vào lĩnh vực tài chính và một trung tâm theo dõi thông tin chống rửa tiền. Trung tâm này là một hệ thống xử lý dữ liệu lớn giúp phát hiện ra các hoạt động bất hp pháp thông qua việc thu thập, phân tích thông tin về các giao dịch nghi ngờ và có giá trị lớn do các ngân hàng thương mại báo cáo.

Cuối cùng là hợp tác với các tổ chức chống rửa tiền quốc tế các hoạt động rửa tiền luôn đi kèm với vận chuyển ma túy và khủng bố. Hiện nay, Trung Quốc đang n lực để tham gia vào lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) và các tổ chức quốc tế khác, thiết lập sự hợp tác giám sát song phương và trao đổi thôngtin về chống rửa tiền với các nước khác để tạo ra môi trường thuận lợi cho các tổ chức tài chính, các chủ thể kinh tế trong các hoạt động kinh doanh.

4. Đi phó vi các vấn đề an ninh tài chính tại một số nước khác

Tại châu Âu: Hệ thống luật lệ ngân hàng và các hướng dẫn thực hành giám sát của Cộng đồng châu Âu yêu cầu tất cả các nhân viên ngân hàng đều phải nhận biết khách hàng của họ; đồnp thời cải thiện hệ thống lưu giữ chứng từ, ngăn chặn kịp thời những hành động đáng ngờ và tập huấn nhân viên để họ ttuân theo các luật lệ ngân hàng một cách chủ động và có thể nhận biết báo cáo các hành động rửa tiền.

Ôxtrâylia cũng thực hiện hệ thống báo cáo giao dịch tiền tệ tương tự như tại Mỹ. Bất kỳ một giao dịch tiền tệ nào tương đương hoặc lớn hơn 10.000 USD đều phải báo cáo. Những dữ liệu này sau đó được truyền tự động tới cơ quan báo cáo giao dịch tiền tệ.

Tại Nhật Bản, các ngân hàng được yêu cầu phải báo cáo tất cả các giao dịch tiền tệ trong nước vượt quá 30 triệu Yên và các giao dịch tiền tệ quốc tế vượt quá 5 triệu Yên. Hơn nữa, trongtrường hp liên quan đến ma túy, tòa án có thể kết án ngân hàng và các tổ chức tín dụng về tội rửa tiền.

Các nước trong khu vực Đông Nam Á như Xingapo, Thái Lan, Mianma, Inđônêxia, Philippin đều có các văn bản về chống rừa tiền với những phạm vi và mức độ khác nhau. Các nước này cũng đã thành lập những cơ quan chuyên trách riêng xử lý vấn đề liên quan đến phòng, chống rửa tiền như AMLO hay AMLC. Cáccơ quan này có chức năng chủ yếu là thu thập và xử lý thông tin về tài sản liên quan đến buôn bán ma túy và rửa tiền[1].

 


[1] Chủ yếu tham khảo tại trang: http://www.tapchitaichinh.vn/Viet-Nam-chong- rua-tien-tai-tro-khung-bo/Luat-Phong-chong-rua-tien-tai-mot-so-nuoc-tren-the- gioi/49421.tctc

231