In trang này
Thứ ba, 26 Tháng 5 2020 04:05

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHẬT BẢN Ở CÁC NƯỚC ASEAN

1. Khái lược sự phát triển của hãng Mitsui -Soko theo mô hình mẫu

Các hãng hàng đầu Nhật Bản đang mở rộng hoạt động sang khu vực Châu Á thường xử lý thông tin và quản lý việc thanh quyết toán tại trụ sở chính của hãng tại Nhật Bản dẫu rằng việc sản xuất được tiến hành ở địa phương. Trụ sở tại địa phương của Mitsui - Soko điều hành việc phân phối các hạng mục hàng hoá bằng các phối hợp nhiệm vụ phải thực hiện qua đơn đặt hàng của khách hàng và sản xuất thông qua việc chuyển hàng xuống tàu và giao hàng. Năm 1989, công ty Mitsui Quốc tế đặt tại Singapo (MSI) đã hoàn thiện trung tâm phân phối thứ hai đồng thời với nhà kho phân phối vốn được xây dựng cho 1 mình Sony sử dụng, để phục vụ cho các nhà chế tạo đang mở rộng hoạt động kinh doanh sang Đông Nam Á. Nhà kho này được nối liền với các công ty địa phương ở Băng Cốc và Kuala Lămpơ bằng máy vi tính và sẽ được nối liền với các kho hàng được xây dựng ở Johor Bahru và Penang, Malaixia đầu năm 1990 bằng hệ thống vi tính. Hệ thống này sẽ làm nền tảng cho dịch vụ chuyển hàng bằng tàu côngtennơ và xe tải hai chiều giữa Singapo và Malaixia.

Các nhà kho này không chỉ có chức năng lưu giữ hàng mà còn làm nhà kho phân phối (chế biến) đảm nhiệm các nhiệm vụ như lựa chọn và đặt đúng vị trí hàng hoá và đóng thùng. Các nhà kho phân phối ở Singapo và các kho hàng ở Malaixia và Thái Lan đã tạo thành một nhóm được quản lý bằng máy tính.

Công ty Mitsui - Soko là một công ty phân phối hợp nhất quản lý toàn bộ quá trình chuyển hàng bằng tàu. Giả sử một công ty của Nhật Bản (một công ty vận tải tàu biển) ở Penang muốn vận chuyển bằng tàu biển các phụ kiện hay sản phẩm tới một địa điểm thứ ba ví dụ như Dallas, Texas qua đường Singapo. Trong trường hợp này, công ty Mitsui - Soko sẽ chuyển số hàng hoá đã được tập trung ở Penang bằng xe tải đến các kho hàng dọc theo đường biên giới Johor Bahru. (Tại Johor Bahru số hàng hoá này có thể được qua cửa hải quan Singapo trong khi chúng vẫn nằm tại các kho hàng và điều này có thể giúp giảm bớt thời gian chuyển tới Singapo). Tại Singapo số hàng đã tới các kho chứa phân phối (đã ở trong kho) được bốc, như là 1 NVOCC, xuống các tàu côngtennơ để chở đến Los Angeles. Nếu là tàu côngtennơ thường đến thì sẽ được giảm giá. Tại Los Angeles, sau khi đã hoàn thành các thủ tục hải quan, số hàng côngtennơ được chuyển bằng các tuyến đường sắt xuyên lục địa và cuối cùng nó được chuyển bằng xe tải tới tay người tiêu dùng đã đặt hàng.

         Công ty Mitsui - Soko chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình chuyển hàng bằng tàu biển và đồng thời, nó cũng có thể theo dõi số hàng và cung cấp thông tin để đáp ứng nhu cầu chuyển hàng kịp thời và phân phối không lưu kho của khách hàng. Nếu hàng hoá được giao đúng hạn khách hàng có thể phát triển hệ thống kiểm soát lưu kho giúp hạ chi phí lưu kho phụ kiện và thành phẩm xuống gần zero. Bởi vậy, một hệ thống thông tin liên lạc quốc tế được vi tính hoá để theo dõi số hàng được lưu chuyển là rất cần thiết đối với một hãng phân phối trọn gói. Hiện nay, một công ty phân phối điều khiển việc phân phối (tận tay) cũng có thể được coi là "một công ty truyền tải thông tin".

Lý do khiến các công ty vận tải đường biển và các công ty vận tải đường không cũng như các công ty chuyển hàng và các nhà kho hăng hái mở rộng hoạt động vào khu vực Châu Á là mạng lưới phân phối đang tạo hậu thuẫn cho hoạt động sản xuất và bán hàng của các công ty cho mậu dịch mở rộng trong nội bộ công ty cũng như giữa ba nước. Đúng hạn và POS là những điểm then chốt của sản xuất không lưu kho. Nếu mục tiêu đặt ra là lưu kho bằng không thì tốt nhất nên có sự tiếp nối giữa quá trình sản xuất không biên giới và thị trường bằng cách đặt chúng ở cùng một địa điểm.

Đối với Sony và các công ty toàn cầu khác, hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu tạo ra một dòng lưu chuyển phụ kiện và sản phẩm giữa các khu vực khác nhau trên thế giới chứ không phải là một "kho lưu chứa". Cùng với mạng lưới phân phối toàn cầu, dòng lưu chuyển hàng hoá luôn được kiểm soát và người ta cố gắng thiết lập hệ thống sản xuất không lưu kho trên qui mô quốc tế bằng cách đẩy nhanh quá trình này. Tuy nhiên, ở đây có sự đánh đổi về chi phí. Các công ty toàn cầu liên kết sản xuất, tiếp thị và phân phối thông qua các mạng lưới thông tin liên lạc quốc tế, nhưng hoạt động phân phối thực sự lại thường do các chuyên gia điều phối. Bởi vậy các công ty vừa và nhỏ hẳn không dễ tự lực tạo ra một mạng lưới thông tin riêng của mình.

Các công ty kinh doanh phân phối đang kiến tạo nên hệ thống phân phối nói cách khác là các hệ thống phân phối thống nhất trong khu vực Châu Á và được nối liền với nhau bằng máy tính và ngược lại, chúng cũng được nối trực tiếp với Nhật Bản, Bắc Mỹ và Châu Âu. Cũng giống như ngành kinh doanh hậu cần nhằm vào thị trường nước ngoài, toàn bộ dự án phân phối đang cố gắng tạo ra hệ thống phân phối này trên qui mô toàn Châu Á và quốc tế và được thúc đẩy bởi nhu cầu giải quyết những mâu thuẫn trong "thời gian và địa điểm" do một nền kinh tế không biên giới gây ra.

Khi nền kinh tế trở nên không biên giới, sản xuất và quá trình sản xuất của một công ty phát triển thành đa quốc gia. Mặt khác, các hệ thống không lưu kho như đúng hạn và POS đòi hỏi phải có sự liên tục về thời gian trong quá trình sản xuất và sự thống nhất về thời gian giữa sản xuất và tiếp thị. Cùng với các hệ thống thống nhất ở Châu Á và toàn cầu do các công ty toàn cầu kiến tạo nên, các công ty đa quốc gia đang tạo ra "khoảng không vô tận". Việc kiến tạo "khoảng không vô tận" trên thế giới và trong khu vực đang trở thành một phần quan trọng trong chiến lược thành lập và kiểm soát quá trình sản xuất trên qui mô thế giới và hoặc khu vực của các công ty đa quốc gia.

Như vậy, trong quá trình công nghiệp hoá nhanh chóng của các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á, Nhật Bản đã tham gia mạnh vào cả mậu dịch và đầu tư vào các nước NIEs Châu Á, các nước ASEAN và Trung Quốc. Mạng lưới sản xuất đa quốc gia hay không biên giới của một hãng thường được xác định trên cơ sở "sở hữu" đặc biệt là nắm đa số sở hữu. "Quyền sở hữu" là một tiêu chí quan trọng để đánh giá việc tổ chức sản xuất quốc tế trong nội bộ công ty. Sở thích chung đối với quyền sở hữu như một biện pháp để kiến tạo các mạng lưới sản xuất xuất hiện, một phần là nhờ nó dễ được chấp nhận, nghĩa là nhờ tính khả thi của nó.

Tuy nhiên, ở đây còn có các quan hệ sản xuất chặt chẽ song vô hình (không nắm quyền sở hữu) giữa các hãng Nhật Bản và các công ty của các nước châu Á, đặc biệt trong trường hợp các công ty Nhật Bản lại chi phối nguồn cung cấp nguyên liệu, phụ kiện hay bán thành phẩm, và hoặc máy móc và thiết bị. Tư liệu sản xuất được chuyển từ các nền kinh tế tiên tiến sang các nền kinh tế đang phát triển thường bao gồm cả công nghệ có lợi thế so sánh. Chừng nào chúng còn độc quyền về lợi thế công nghệ, các hãng Nhật Bản còn có thể thiết lập các mạng lưới sản xuất quốc tế trong nội bộ công ty mà không cần sở hữu trong mối quan hệ với các hãng địa phương ở Châu Á. Việc xuất khẩu tư liệu sản xuất sang các hãng địa phương mà không tham gia sở hữu hàm chứa tiềm năng thiết lập các quan hệ gia công giữa hãng của Nhật Bản và hãng địa phương mạnh hơn so với FDI với quyền được sở hữu phần lớn. Trong quá trình chuyển giao công nghệ hay chuyển dịch một phần quá trình sản xuất từ Nhật Bản sang các nước đang phát triển ở châu Á, các công ty Nhật Bản đang miệt mài theo đuổi việc nắm lấy phần lớn quyền sở hữu ở các cơ sở sản xuất ở nước ngoài (địa phương) của họ. Nói cách khác, FDI với quyền được sở hữu phần lớn có thể là chiến lược trọng yếu giúp công ty tư nhân kìm giữ không cho các công ty địa phương trở thành đối thủ cạnh tranh của mình tại các thị trường địa phương.

Ở đây dường như cũng có sự mâu thuẫn giữa các hệ thống thúc đẩy FDI gắn liền với viện trợ chính thức hay dạng viện trợ chính thức của Nhật Bản và các hệ thống sản xuất liên kết trên thế giới hoặc trong khu vực và các hệ thống phân phối của những công ty đa quốc gia Nhật Bản.

Các hệ thống khuyến khích FDI có liên quan tới viện trợ đã đưa Nhật Bản tới chỗ chuyển dịch các ngành hiện có của Nhật tới các nước Châu Á khác, trợ giúp cơ sở hạ tầng xã hội và kinh tế ở các nước này. Nhờ làn sóng FDI từ Nhật Bản (và các nước NIEs Châu Á), Châu Á đang hình thành một vài khu công nghiệp quốc gia và hoặc tiểu khu vực. Trong bối cảnh một cơ cấu công nghiệp Châu Á đang đa cực hoá, đương nhiên các nước đang phát triển được khuyến khích tạo dựng nền kinh tế quốc dân của riêng mình và cải thiện địa vị kinh doanh so với các nước phát triển.

Ngược lại, những hệ thống sản xuất liên hợp không biên giới của các công ty đa quốc gia Nhật Bản về cơ bản đang có xu hướng loại trừ chủ nghĩa dân tộc của nước chủ nhà hay các chính sách độc lập kinh tế quốc gia của chính quyền nước ngoài, bởi vì chúng có thể ngăn không cho các công ty đa quốc gia liên kết các mạng lưới sản xuất hoặc phân phối không biên giới.

Việc kiến tạo một nền kinh tế quốc dân đi ngược lại việc thành lập các mạng lưới không biên giới của công ty tư nhân. Tuy nhiên mâu thuẫn này đã được điều hoà nhờ các chính sách kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển Châu Á, đặc biệt là việc chấp thuận đầu tư theo hướng hướng vào xuất khẩu. Hơn nữa, cả nền kinh tế đã trưởng thành của Nhật Bản và các nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu châu Á khác đều khiến chủ nghĩa dân tộc tồn tại song song với chủ nghĩa khu vực ở Châu Á. Nền kinh tế Nhật Bản càng trưởng thành và tinh vi thì các nước đang phát triển Châu Á càng có thể thiết lập được những cơ sở cho công nghiệp hoá, nhưng đây là vấn đề nằm ngoài phạm vi của bài viết này.

Tài liệu tham khảo:

1. Kế hoạch lần thứ 5 1986-1990 của Malaysia

2. Tạp chí Asia Technology, 9/1990.

1. Khái lược sự phát triển của hãng Mitsui -Soko theo mô hình mẫu

Các hãng hàng đầu Nhật Bản đang mở rộng hoạt động sang khu vực Châu Á thường xử lý thông tin và quản lý việc thanh quyết toán tại trụ sở chính của hãng tại Nhật Bản dẫu rằng việc sản xuất được tiến hành ở địa phương. Trụ sở tại địa phương của Mitsui - Soko điều hành việc phân phối các hạng mục hàng hoá bằng các phối hợp nhiệm vụ phải thực hiện qua đơn đặt hàng của khách hàng và sản xuất thông qua việc chuyển hàng xuống tàu và giao hàng. Năm 1989, công ty Mitsui Quốc tế đặt tại Singapo (MSI) đã hoàn thiện trung tâm phân phối thứ hai đồng thời với nhà kho phân phối vốn được xây dựng cho 1 mình Sony sử dụng, để phục vụ cho các nhà chế tạo đang mở rộng hoạt động kinh doanh sang Đông Nam Á. Nhà kho này được nối liền với các công ty địa phương ở Băng Cốc và Kuala Lămpơ bằng máy vi tính và sẽ được nối liền với các kho hàng được xây dựng ở Johor Bahru và Penang, Malaixia đầu năm 1990 bằng hệ thống vi tính. Hệ thống này sẽ làm nền tảng cho dịch vụ chuyển hàng bằng tàu côngtennơ và xe tải hai chiều giữa Singapo và Malaixia.

Các nhà kho này không chỉ có chức năng lưu giữ hàng mà còn làm nhà kho phân phối (chế biến) đảm nhiệm các nhiệm vụ như lựa chọn và đặt đúng vị trí hàng hoá và đóng thùng. Các nhà kho phân phối ở Singapo và các kho hàng ở Malaixia và Thái Lan đã tạo thành một nhóm được quản lý bằng máy tính.

Công ty Mitsui - Soko là một công ty phân phối hợp nhất quản lý toàn bộ quá trình chuyển hàng bằng tàu. Giả sử một công ty của Nhật Bản (một công ty vận tải tàu biển) ở Penang muốn vận chuyển bằng tàu biển các phụ kiện hay sản phẩm tới một địa điểm thứ ba ví dụ như Dallas, Texas qua đường Singapo. Trong trường hợp này, công ty Mitsui - Soko sẽ chuyển số hàng hoá đã được tập trung ở Penang bằng xe tải đến các kho hàng dọc theo đường biên giới Johor Bahru. (Tại Johor Bahru số hàng hoá này có thể được qua cửa hải quan Singapo trong khi chúng vẫn nằm tại các kho hàng và điều này có thể giúp giảm bớt thời gian chuyển tới Singapo). Tại Singapo số hàng đã tới các kho chứa phân phối (đã ở trong kho) được bốc, như là 1 NVOCC, xuống các tàu côngtennơ để chở đến Los Angeles. Nếu là tàu côngtennơ thường đến thì sẽ được giảm giá. Tại Los Angeles, sau khi đã hoàn thành các thủ tục hải quan, số hàng côngtennơ được chuyển bằng các tuyến đường sắt xuyên lục địa và cuối cùng nó được chuyển bằng xe tải tới tay người tiêu dùng đã đặt hàng.

         Công ty Mitsui - Soko chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình chuyển hàng bằng tàu biển và đồng thời, nó cũng có thể theo dõi số hàng và cung cấp thông tin để đáp ứng nhu cầu chuyển hàng kịp thời và phân phối không lưu kho của khách hàng. Nếu hàng hoá được giao đúng hạn khách hàng có thể phát triển hệ thống kiểm soát lưu kho giúp hạ chi phí lưu kho phụ kiện và thành phẩm xuống gần zero. Bởi vậy, một hệ thống thông tin liên lạc quốc tế được vi tính hoá để theo dõi số hàng được lưu chuyển là rất cần thiết đối với một hãng phân phối trọn gói. Hiện nay, một công ty phân phối điều khiển việc phân phối (tận tay) cũng có thể được coi là "một công ty truyền tải thông tin".

Lý do khiến các công ty vận tải đường biển và các công ty vận tải đường không cũng như các công ty chuyển hàng và các nhà kho hăng hái mở rộng hoạt động vào khu vực Châu Á là mạng lưới phân phối đang tạo hậu thuẫn cho hoạt động sản xuất và bán hàng của các công ty cho mậu dịch mở rộng trong nội bộ công ty cũng như giữa ba nước. Đúng hạn và POS là những điểm then chốt của sản xuất không lưu kho. Nếu mục tiêu đặt ra là lưu kho bằng không thì tốt nhất nên có sự tiếp nối giữa quá trình sản xuất không biên giới và thị trường bằng cách đặt chúng ở cùng một địa điểm.

Đối với Sony và các công ty toàn cầu khác, hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu tạo ra một dòng lưu chuyển phụ kiện và sản phẩm giữa các khu vực khác nhau trên thế giới chứ không phải là một "kho lưu chứa". Cùng với mạng lưới phân phối toàn cầu, dòng lưu chuyển hàng hoá luôn được kiểm soát và người ta cố gắng thiết lập hệ thống sản xuất không lưu kho trên qui mô quốc tế bằng cách đẩy nhanh quá trình này. Tuy nhiên, ở đây có sự đánh đổi về chi phí. Các công ty toàn cầu liên kết sản xuất, tiếp thị và phân phối thông qua các mạng lưới thông tin liên lạc quốc tế, nhưng hoạt động phân phối thực sự lại thường do các chuyên gia điều phối. Bởi vậy các công ty vừa và nhỏ hẳn không dễ tự lực tạo ra một mạng lưới thông tin riêng của mình.

Các công ty kinh doanh phân phối đang kiến tạo nên hệ thống phân phối nói cách khác là các hệ thống phân phối thống nhất trong khu vực Châu Á và được nối liền với nhau bằng máy tính và ngược lại, chúng cũng được nối trực tiếp với Nhật Bản, Bắc Mỹ và Châu Âu. Cũng giống như ngành kinh doanh hậu cần nhằm vào thị trường nước ngoài, toàn bộ dự án phân phối đang cố gắng tạo ra hệ thống phân phối này trên qui mô toàn Châu Á và quốc tế và được thúc đẩy bởi nhu cầu giải quyết những mâu thuẫn trong "thời gian và địa điểm" do một nền kinh tế không biên giới gây ra.

Khi nền kinh tế trở nên không biên giới, sản xuất và quá trình sản xuất của một công ty phát triển thành đa quốc gia. Mặt khác, các hệ thống không lưu kho như đúng hạn và POS đòi hỏi phải có sự liên tục về thời gian trong quá trình sản xuất và sự thống nhất về thời gian giữa sản xuất và tiếp thị. Cùng với các hệ thống thống nhất ở Châu Á và toàn cầu do các công ty toàn cầu kiến tạo nên, các công ty đa quốc gia đang tạo ra "khoảng không vô tận". Việc kiến tạo "khoảng không vô tận" trên thế giới và trong khu vực đang trở thành một phần quan trọng trong chiến lược thành lập và kiểm soát quá trình sản xuất trên qui mô thế giới và hoặc khu vực của các công ty đa quốc gia.

Như vậy, trong quá trình công nghiệp hoá nhanh chóng của các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á, Nhật Bản đã tham gia mạnh vào cả mậu dịch và đầu tư vào các nước NIEs Châu Á, các nước ASEAN và Trung Quốc. Mạng lưới sản xuất đa quốc gia hay không biên giới của một hãng thường được xác định trên cơ sở "sở hữu" đặc biệt là nắm đa số sở hữu. "Quyền sở hữu" là một tiêu chí quan trọng để đánh giá việc tổ chức sản xuất quốc tế trong nội bộ công ty. Sở thích chung đối với quyền sở hữu như một biện pháp để kiến tạo các mạng lưới sản xuất xuất hiện, một phần là nhờ nó dễ được chấp nhận, nghĩa là nhờ tính khả thi của nó.

Tuy nhiên, ở đây còn có các quan hệ sản xuất chặt chẽ song vô hình (không nắm quyền sở hữu) giữa các hãng Nhật Bản và các công ty của các nước châu Á, đặc biệt trong trường hợp các công ty Nhật Bản lại chi phối nguồn cung cấp nguyên liệu, phụ kiện hay bán thành phẩm, và hoặc máy móc và thiết bị. Tư liệu sản xuất được chuyển từ các nền kinh tế tiên tiến sang các nền kinh tế đang phát triển thường bao gồm cả công nghệ có lợi thế so sánh. Chừng nào chúng còn độc quyền về lợi thế công nghệ, các hãng Nhật Bản còn có thể thiết lập các mạng lưới sản xuất quốc tế trong nội bộ công ty mà không cần sở hữu trong mối quan hệ với các hãng địa phương ở Châu Á. Việc xuất khẩu tư liệu sản xuất sang các hãng địa phương mà không tham gia sở hữu hàm chứa tiềm năng thiết lập các quan hệ gia công giữa hãng của Nhật Bản và hãng địa phương mạnh hơn so với FDI với quyền được sở hữu phần lớn. Trong quá trình chuyển giao công nghệ hay chuyển dịch một phần quá trình sản xuất từ Nhật Bản sang các nước đang phát triển ở châu Á, các công ty Nhật Bản đang miệt mài theo đuổi việc nắm lấy phần lớn quyền sở hữu ở các cơ sở sản xuất ở nước ngoài (địa phương) của họ. Nói cách khác, FDI với quyền được sở hữu phần lớn có thể là chiến lược trọng yếu giúp công ty tư nhân kìm giữ không cho các công ty địa phương trở thành đối thủ cạnh tranh của mình tại các thị trường địa phương.

Ở đây dường như cũng có sự mâu thuẫn giữa các hệ thống thúc đẩy FDI gắn liền với viện trợ chính thức hay dạng viện trợ chính thức của Nhật Bản và các hệ thống sản xuất liên kết trên thế giới hoặc trong khu vực và các hệ thống phân phối của những công ty đa quốc gia Nhật Bản.

Các hệ thống khuyến khích FDI có liên quan tới viện trợ đã đưa Nhật Bản tới chỗ chuyển dịch các ngành hiện có của Nhật tới các nước Châu Á khác, trợ giúp cơ sở hạ tầng xã hội và kinh tế ở các nước này. Nhờ làn sóng FDI từ Nhật Bản (và các nước NIEs Châu Á), Châu Á đang hình thành một vài khu công nghiệp quốc gia và hoặc tiểu khu vực. Trong bối cảnh một cơ cấu công nghiệp Châu Á đang đa cực hoá, đương nhiên các nước đang phát triển được khuyến khích tạo dựng nền kinh tế quốc dân của riêng mình và cải thiện địa vị kinh doanh so với các nước phát triển.

Ngược lại, những hệ thống sản xuất liên hợp không biên giới của các công ty đa quốc gia Nhật Bản về cơ bản đang có xu hướng loại trừ chủ nghĩa dân tộc của nước chủ nhà hay các chính sách độc lập kinh tế quốc gia của chính quyền nước ngoài, bởi vì chúng có thể ngăn không cho các công ty đa quốc gia liên kết các mạng lưới sản xuất hoặc phân phối không biên giới.

Việc kiến tạo một nền kinh tế quốc dân đi ngược lại việc thành lập các mạng lưới không biên giới của công ty tư nhân. Tuy nhiên mâu thuẫn này đã được điều hoà nhờ các chính sách kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển Châu Á, đặc biệt là việc chấp thuận đầu tư theo hướng hướng vào xuất khẩu. Hơn nữa, cả nền kinh tế đã trưởng thành của Nhật Bản và các nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu châu Á khác đều khiến chủ nghĩa dân tộc tồn tại song song với chủ nghĩa khu vực ở Châu Á. Nền kinh tế Nhật Bản càng trưởng thành và tinh vi thì các nước đang phát triển Châu Á càng có thể thiết lập được những cơ sở cho công nghiệp hoá, nhưng đây là vấn đề nằm ngoài phạm vi của bài viết này.

Tài liệu tham khảo:

1. Kế hoạch lần thứ 5 1986-1990 của Malaysia

2. Tạp chí Asia Technology, 9/1990.