Thứ sáu, 19 Tháng 3 2021 04:35

VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG

Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến ra đời, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người; là sản phẩm và là động lực kích thích sự phát triển. Trong khi hiện tượng xã hội này ở các nước tư bản phát triển đã và đang trở thành lĩnh vực phát triển, một ngành kinh tế - kỹ thuật phát triển hàng đầu, thì ở nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ mới biết đến từ sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Trước đó, ở nước này chủ yếu sử dụng khái niệm và mô thức tuyên truyền như một nguyên tắc, định chế bất di bất dịch.

Truyền thông là gì? Câu hỏi này có hàng trăm định nghĩa khác nhau, thậm chí đối lập nhau tùy theo thời gian, bối cảnh và quan điểm tiếp cận của mỗi người.

Nhưng có thể nói, truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm..., chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu có cùng mục phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội.

Tuyên truyền và truyền thông có thể có con đích hay mục tiêu hướng tới, nhưng có nhiều điểm khác nhau căn bản về phương tiện và phương thức, cũng như về nguyên tắc tiến hành. Hệ quả xã hội của hai hiện tượng này cũng khác nhau.

1. Bản chất của hoạt động báo chí - truyền thông

a) Là hoạt động truyền thông đại chúng.

Bản chất của hiện tượng này là hình thành dòng thông tin - giao tiếp đại chúng, hướng tác động vào đông đảo công chúng xã hội, nhằm lôi kéo và thuyết phục, nhằm giáo dục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia, ủng hộ những quyết sách, giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra.

- Truyền thông đại chúng chủ yếu thực hiện thông tin - giao tiếp xã hội thông qua các sự kiện và vấn đề thời sự có thật trong cuộc sống, tức là từ thực tiễn cuộc sống, có ý nghĩa chính trị xã hội, vì lợi ích cộng đồng và vì sự phát triển bền vững của đất nước. Chính vì thế, tính mục đích truyền thông đại chúng là vì cộng đồng, vì lợi ích chung và vì sự phát triển bền vững của đất nước chứ không phải để (hoặc bị) thao túng hay vụ lợi cá nhân, lợi ích nhóm.

Bản chất truyền thống được thể hiện qua các cấp độ: truyền thống nội cá nhân, truyền thông liên cá nhân, truyền thống nhóm và truyền thông đại chúng, nhà nước pháp quyền, xã hội công dân thì truyền thông đồng thời, nó cũng thông qua các loại hình truyền thông khác, như truyền thông thay đổi hành vi, truyền thông vận động xã hội, thông tin – giáo dục - truyền thông…

b) Là hoạt động chính trị - xã hội

Đối tượng hướng tới, đối tượng tác động của thông điệp báo chí, truyền thông đại chúng là đông đảo người, là công chúng xã hội nhằm liên kết, tập hợp và tổ chức lực lượng. Do đó, bản chất của hoạt động truyền thông nói chung và đặc biệt là truyền thông đại chúng nói riêng, là mang tính chính trị - xã hội.

Là hoạt động chính trị, truyền thông nhằm trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, quảng bá quan điểm, đường lối và tư tưởng chính trị, thể hiện thái độ ủng hộ hay phản đối đối với các tổ chức chính trị. Tuy nhiên, loại phương thức trực tiếp này trong xã hội hiện đại không phải lúc nào cũng được công chúng đón đợi; cách thức truyền thông gián tiếp nhắm vào mục đích chính trị thường dễ thu được hiệu quả thực tế hơn.

Là hoạt động xã hội, truyền thông nhằm thu hút lực lượng xã hội nhằm tham gia giải quyết các sự kiện, vận đề xã hội liên quan đến cộng đồng, vì cộng đồng. Trong nhà nước pháp quyền, xã hội công dân thì truyền thông sẽ phát huy hiệu quả hơn trong việc tham gia giải quyết các vấn đề này.

c) Là hoạt động kinh tế - dịch vụ xã hội

Sản phẩm truyền thông cần được thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của công chúng theo nhóm đối tượng, theo mục đích, nhu cầu và thị hiếu. Quá trình tiêu dùng loại sản phẩm này cũng tuân thủ những quy luật cung cầu, gắn với thị trường, với tâm lý và tâm trạng xã hội.

Thế nhưng sản phẩm truyền thống là loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, do đó nó cũng tuân theo những quy luật riêng, đặc thù, với cơ chế tác động đặc thù, thông môi quan hệ chủ thể truyền thông - công chúng - khách hàng - thị trường.

Hoạt động truyền thông không chỉ tạo ra sản phẩm hàng hóa với những sản phẩm hàng hóa - dịch vụ đặc thù, mà còn tạo ra hiện tượng tâm lý đặc thù.

Sản phẩm báo chí truyền thông mà không được công chúng tiêu dùng, không bỏ tiền hay thời gian để tiếp nhận) thì mọi mục đích tuyên truyền của chủ thể hầu như vô nghĩa, thậm chí gây ra hậu quả và lãng phí lớn.

2. Vai trò của báo chí - truyền thông trong sống xã hội

a) Đối với chính trị

- Đối với các nước phát triển, báo chí truyền thông là công cụ quảng bá và cạnh tranh chính trị, nhất là thời điểm chuẩn bị bầu cử và chuẩn bị ban hành chính sách mới; là công cụ xây dựng hình ảnh và đấu tranh tư tưởng giữa các trường phái, đảng phái khác nhau. Chẳng hạn như ở Mỹ thì tất cả các loại tư tưởng đều được “ném ra thị trường truyền thống” cho công chúng lựa chọn.

- Đối với các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thì báo chí, truyền thông đại chúng là công cụ tuyên truyền của Đảng, cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng là bộ phân hữu cơ trong bộ máy Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản. Và “cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa” của Đảng. Do đó, vai trò của báo chí truyền thông tập trung chủ yếu vào các nội dung:

- Tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; làm cho hệ tư tưởng của Đảng chiếm ưu thế trong đời sống xã hội;

- Phát hiện và bảo vệ nhân tố mới, tích cực; đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, nhất là tham nhũng, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế - xã hội;

- Đấu tranh chống các tư tưởng thù địch và tư tưởng bảo thủ lạc hậu, tạo lập môi trường tư tưởng và văn hóa tích cực, lành mạnh;

- Tham gia tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật cũng như cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc đại 4 đường - Góp phần tuyên truyền đang.

b) Đối với kinh tế chính sách phát triển kinh tế, pháp luật về tính cá trong nhân dân, cổ vũ nhân dân tích cực trong liên đường lối và chính sách kinh tế, trong nhân dân; cổ vũ nhân dân tích cực thực hiện đường lối và chính sách kinh tế; góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ đời sống kinh tế của đất nước.

Tham gia kết nối thủ trong quảng cáo, marketing và phát triển thị trường thông qua mối quan hệ tòa soạn với công chúng - khách hàng:

- Phân tích, định hướng nhu cầu, thị hiếu thị trường tiêu dùng - giá cả cũng như bảo vệ hệ chuẩn mực giá trị văn hóa dân tộc thông qua các mối quan hệ của báo chí - truyền thông với công chúng khách trong thị trường;

- Cung cấp dữ liệu cho việc hoạch định chính sách kinh tế phù hợp với thực tiễn,

- Giúp, người tiêu dùng - công chúng thông qua thông tin tư vấn, thông tin chỉ dẫn, thông tin quảng cáo, thông tin giải trí.

c) Đối với văn hóa, xã hội

- Tuyên truyền quan điểm, đường lối văn hóa của Đảng và Nhà nước, định hướng giá trị văn hóa, bảo vệ chuẩn mực văn hóa cộng đồng, dân tộc.

- Tạo lập môi trường văn hóa, kích thích năng lực sáng tạo giá trị mới, bảo vệ giá trị mới - cái mới;

- Bảo vệ nhân tố tích cực và đấu tranh chống hiện tượng tiêu cực;

- Phát hiện, khơi thức, xã hội hóa các vấn đề xã hội và huy động, kết nối nguồn lực xã hội để có thể giải quyết các vấn đề xã hội ấy vì cộng đồng, vì sự phát triển bền vững quốc gia.

3. Vai trò của báo chí - truyền thông đối với đại biểu Quốc hội

a) Phương tiện và phương thức giao tiếp của đại biểu với cử tri, nhân dân

Trong xã hội hiện đại, đại biểu Quốc hội có rất nhiều kênh để có thể tiếp xúc với cử tri và nhân dân nói chung, vấn đề là có mong muốn thật sự chân thành và mục đích cụ thể rõ ràng đến mức nào. Nhưng giao tiếp với cử tri thông qua báo chí truyền thông sẽ có nhiều ưu thế và dễ đạt được hiệu quả hơn. Vì tính chất, phạm vi, đối tượng, phương thức giao tiếp qua báo chí, truyền thông đại chúng khác (có nhiều ưu thế phạm vi tiếp xúc cử tri.

b) Công cụ tác động lên công chúng xã hội của đại biểu Quốc hội.

Thông điệp của báo chí được truyền tải và lan tỏa rất nhanh chóng và rộng khắp trên phạm vi khu vực, quốc gia và quốc tế. Cho nên báo chí truyền thông là những kênh có nhiều lợi thế nhất mà đại biểu Quốc hội có thể thông qua đó tác động lên cử tri, công chúng và dư luận xã hội. Đồng thời, thông qua báo chí, đại biểu Quốc hội có thể nhận được thông tin phản hồi nhanh nhất, đa dạng, phong phú và nhiều chiều nhất.

Mỗi sản phẩm báo chí - truyền thông thường có nhóm công chúng gần gũi của mình. Cho nên mỗi đại biểu Quốc hội tùy theo mục đích tiếp xúc, tác động, tùy theo vấn đề mà nên chọn lựa sản phẩm nào cho hiệu quả.

c) Phương tiện xây dựng hình ảnh đại biểu Quốc hội

Thông qua tiếp xúc, tác động tới cử tri, công chúng và dư luận xã hội mà hình ảnh của đại biểu Quốc hội sẽ được công chúng và cử tri nhận diện đại biểu Quốc hội từ diện mạo, phong cách, quan điểm và thái độ đối với các vấn đề đã và đang đặt ra; đồng thời, cử tri cũng nhận diện được nhân cách của đại biểu Quốc hội.

Ví dụ việc đại biểu Quốc hội khóa XIII Hoàng Hữu Phước phát biểu về đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc trên báo chí và blog cá nhân đã giúp công chúng và cử tri nhận diện được phông văn hóa, trình độ và quan điểm, thái độ đối với những vấn đề được Quốc hội thảo luận như Luật biểu tình, vấn đề giám sát, phản biện,.. và hiểu rõ hơn nhân cách của vị đại biểu Quốc hội

Báo chí - truyền thông là những kênh giúp đại biểu Quốc hội xây dựng hình ảnh của mình - người đại biểu của nhân dân trước công luận và cử tri. Tuy nhiên, có một số việc cần chú ý:

- Xuất hiện với tư cách gì? Trước hết và chủ yếu với tư cách đại biểu của cử tri khu vực đảm trách, cũng như của nhân dân nói chung.

- Nhằm giải quyết vấn đề gì hay trả lời câu hỏi nào cho cử tri, công luận? Thông thường, những lúc “tình huống có vấn đề”, ví dụ trước vấn đề cử tri bức xúc đại biểu Quốc hội cần giải thích và giải đáp, những lúc quyền lợi của cử tri bị xâm hại. Nếu trước những “tình huống có vấn đề này mà đại biểu Quốc hội không xuất hiện thì cơ hội thể hiện trách nhiệm trước cử tri bị bỏ qua. Ví dụ, vụ cưỡng chế thu hồi đất của chính quyền địa phương ở Tiên Lãng, (Hải Phòng) và Văn Giang (Hưng Yên) xôn xao dư luận xã hội, mà đại biểu Quốc hội không xuất hiện, tức là không thể hiện trách nhiệm trước cử tri càng làm cho dư luận xã hội bức xúc và hoài nghi về thái độ trách nhiệm của đại biểu Quốc hội.

- Tâm lý và tâm trạng xã hội thời điểm này có gì cần chú ý? Có thể có các tình huống như tâm lý và tâm trạng xã hội vui vẻ phấn chấn hay buồn, giận, bức xúc,... đều cần thiết có sự phân tích và chuẩn bị ứng xử phù hợp.

- Việc lên trang phục gì và cần những lời lẽ, cứ chỉ gì để làm nổi bật? Thực tế cho thấy trong hầu hết trường hợp, đại biểu Quốc hội xuất hiện với trang phục, diện mạo sang trọng, ăn diện, với đại biểu Quốc hội nữ thì trang điểm nổi bật,... Điều này có thể làm cho đại biểu Quốc hội tạo tâm lý có sự khác biệt với cử tri.

- Thông điệp cần chuyển tải đến cử tri, công chúng.

Việc xuất hiện của đại biểu Quốc hội luôn đi kèm thông điệp đến cử tri; thông điệp cân rõ ràng, ngắn gọn, gần gũi, tránh nói dài và sa đà giải thích; cần có thái thân thiện, gần gũi và lắng nghe, cầu thị....

- Những câu hỏi có thể xuất hiện và cách trả lời cho cử tri và công luận?

Nếu tình huống xuất hiện có trẻ em và đồng phụ nữ thì nên thế nào?

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành