In trang này
Chủ nhật, 19 Tháng 6 2016 16:09

Quy định về hết quyền sở hữu trong công ước Paris

Hết quyền sở hữu trí tuệ không còn là vấn đề mới đối với hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, đây vẫn là “một trong những đề tài liên quan đến sở hữu trí tuệ gây tranh luận gay gắt nhất”[1] và “có lẽ là một trong những vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan nhiều nhất đến thương mại”[2]. Mục đích của việc áp dụng thuyết hết quyền nhằm cân bằng xung đột vn có giữa lợi ích của chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích của người tiêu dùng, cũng như giữa bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo đảm sự lưu thông bình thường của hàng hóa, dịch vụ.

Trong thương mại quốc tế, việc áp dụng thuyết hết quyền nhằm ngăn chặn các chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để chia cắt thị trường nhưng khó đánh giá một cách đầy đủ những tác động của mỗi cơ chế hết quyền. Tác động của cơ chế hết quyền “rất khác biệt giữa các nưc, các ngành công nghiệp và các đối tượng sở hữu trí tuệ”[3]. Theo các nhà nghiên cứu quốc tế trong các đối tưng s hữu trí tuệ, cơ chế hết quyền quốc tế dường như phù hợp với nhãn hiệu hơn vi sáng chế và quyền tác giả.

Trong các văn bản pháp luật quc tế, công ước Pari là công ước quốc tế đầu tiên về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung[4] được thiết lập trên cơ sở hai nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc đối xử quốc gia mà theo đó công dân của bất kỳ nước thành viên nào của Liên minh cũng được hưởng điều kiện thuận lợi như công dân của các nước thành viên khác mà pháp luật của những nước thành viên khác quy định dành cho công dân của họ[5] và nguyên tắc ưu tiên trong trường hợp người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở một nước thành viên có quyền yêu cầu tính ngày ưu tiên đăng ký nhãn hiệu nếu đơn được nộp trong thời hạn sáu tháng những nước thành viên khác.

Công ước Paris không quy định trực tiếp về hết quyền sở hữu công nghiệp nói chung và hết quyền đối với nhãn hiệu nói riêng. Tuy nhiên, quy định ngụ ý về hết quyền đối với nhãn hiệu được quy định trong Điều 6 khoản 3 về tính độc lập của bảo hộ nhãn hiệu những nước khác nhau[6] như sau: “Một nhãn hiệu đã được đăng ký hợp lệ tại một nước thành viên của Liên minh được coi là không phụ thuộc vào các nhãn hiệu đăng ký tại các nước thành viên khác của Liên minh, k cả nước xuất xứ”.

Mặc dù vấn đề hết quyền không được quy định cụ thể trong Công ước Paris, tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Điều 6 khoản 3 và Điều 4bis(l) của Công ước áp dụng nguyên tắc lãnh thổ khi thiết lập quyền đối với nhãn hiệu cũng như đối với sáng chế và cơ chế hết quyền quốc gia được ngụ ý trong Công ước[7]. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng theo nghĩa rộng, nguyên tắc lãnh thổ của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu và sáng chế bao hàm tất cả các vấn đề liên quan đến quyn đối với nhãn hiệu, sáng chế và thực thi quyền đi với nhãn hiệu, sáng chế[8]. Khi chủ s hữu nhãn hiệu cho phép bên được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu ở nước ngoài, được sản xuất và bán sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo hộ sáng tạo do thực hiện quyền sở hữu trí tuệ ở nước A nên không được đòi hỏi khoản bù đắp khác bằng cách thực hiện quyền sở hữu trí tuệ độc lập ở nước B và quyền sở hữu trí tuệ không còn do đưa sản phẩm ra thị trường nước A nên sản phẩm có thể lưu chuyển tự do ở thị trường nước B không có cơ sở pháp lý[9]. Nói tóm lại, hết quyền đối với nhãn hiệu, sáng chế ở lãnh thổ của một quốc gia “không nên có tác động với quyền đối vi nhãn hiệu và sáng chế ở lãnh thổ quốc gia khác, bởi những quyền đó hoàn toàn độc lập[10].

Nguyên tắc độc lập của nhãn hiệu, sáng chế trong Công ước Paris không được hiểu là thỏa thuận chấp nhận nguyên tắc hết quyền quốc gia. Trong vụ BBS KraftfahrzeugTechnìk AG V. K. K. Racimex Japan and K. K. Jap-Auto Products. Tòa án tối cao Nhật Bản cho rằng Điều 4bis của Công ước Pari chỉ liên quan đến sự tồn tại của quyền đối với sáng chế như xác lập quyền, hiệu lực và hết hiệu lực sáng chế nhưng lại không liên quan đến thực hiện quyền[11]. Theo đó, hết quyn là vấn đ thuộc pháp luật sáng chế của mỗi quốc gia. Hơn nữa, Tòa án tối cao ủng hộ quan điểm của các tòa án cấp dưới rằng Điều 4bis của Công ước Paris không liên quan đến vấn đề hết quyền đối với sáng chế. Nói cách khác, Công ước Paris không đ cập tính hợp pháp của bất kỳ cách tiếp cận cụ thể nào về hết quyn đối với sáng chế[12]. Tòa án tối cao Nhật Bản có giữ quan điểm tương tự trong việc hiểu Điều 6 Công ước Paris về hết quyển đối với nhãn hiệu hay không? Vấn đề cốt lõi đặt ra là thực thi quyn đối vối nhãn hiệu thuộc hay không thuộc phạm vi của Điu 6 Công ước Paris. Nếu Tòa án cho rằng Điều 6 Công ước Paris không bao hàm nội dung này, Điều 6 được hiểu như Tòa án đã hiểu về Điều 4bis trong vụ BBS Kraftfahrzeug Technik AG V. K K. Racimex Japan and K. K. Jap-Auto Products. Cách diễn đt của Điều 6 (và Điều 4bis), đặc biệt là Điều 6(3) và Điều 4bis(l) Công ước Paris cho thấy, nguyên tắc độc lập được áp dụng không chỉ đối với sự tồn tại của quyền đối với nhãn hiệu, mà còn đối với thực hiện quyền này. Từ “đã được đăng ký” trong Điều 6(3) (từ “đã áp dụng” và “đã đạt được” trong Điều 4bis(l)) được nhấn mạnh. Cho nên, cơ chế hết quyền được hiểu là hết quyền quốc gia và áp dụng cơ chế hết quyền quốc tế vi phạm Điều 6(3) (và Điều 4bis (1)) Công ước Paris.


[1] H Ganea, Peter, Exhaustion ofIP Rights: Reflections from Economic Theory, Institute of Innovation Research-Hitotsubashi Ưniversity, Japan, 2006. Xem thềm Gallego, Beatriz Conde, The principle of exhaustion of rights and its implications for competitỉon law, International Review of Intellectual ạnd;Gompetition Law, IIC 2003, 34 (5), tr, 473-502

[2] . Nhận xét này của Thomas Cottier được Sheckhtman, Ekaterina and Sesitsky^Eygeniy trích dẫn. Xem: Sheckhtman, Ekaterina and Sesitsky, Evgeniy, Exhaustion and Parallel Importation in the Field of Trademark, 2008, <http://www.turin-ip.com/research- papers/papers-2008/ Shekhtman-Sesitsky.FINAL.pdf>.

[3] Fink, Carsten and Maskus, Keith E. (eds.), Intellectual Property and Development: Lessons frơm recent economic research, A copublication of the World Bank and Oxford University Press 2005 tr 172 '

[4]Công ước Pari vể bảo hộ sỏ hữu cộng nghiệp ngày 20-3-1883, sửa đổi tại Brúcxen ngày 14-12-1900, sửa đổi tại Oasinhtơn ngày 02-6-1911» sửa đổi tại Hague ngày 06-11-1925, sửa đổi tại Luân Đôn ngày 02-6-1934, sửa đổi tại Lisbon ngày 31-10-1958, sửa đổi tại Xtốckhôm ngày 14-7-1967 và 28-9-1979

[5]Liên minh là một tổ chức bảo hộ sở hữu công nghiệp và các thành viên của Liên minh là những nước thành viên của Công ước Pari.

[6]Tương tự như đối với nhãn hiệu, hết quyển đối vối sáng chế được quy định ngụ ý tại Điều 4bis(l) Công ước Pari.

[7]Về lập luận này, xem: Ladas, Stephen p., Exclusive Territorial Licenses Under Parallel Patents, International Review of Industrial Property and Copyright Law (Vol. 3, 1972), tr. 346; Straus, Joseph, Implwations ofthe TRIPS Agreement in the Field ofPatent Law, (in Beier, Friedrich-Karl and Schricker, Gerhard, From GATT to TRIPS - The Agreement on Trade-Related Aspects of IPRs), IIC 1996, tr. 194-195; Carvalho, Nuno Pires de, The TRIPS Regime of ĨYademarks and Designs, Kluwer Law International 2006, tr. 96-97,-1

[8]Carvalho, Nuno Pires de, The TRIPS Regime of Trademarks and Designs, Kluwer Law International 2006, tr. 96-97.

[9]Ladas, Stephen p., Exclusive Territorial Licenses Under ParoM Patents, International Revievv of Industrial Property and Copyright Law (Voi. 3, 1972); Straus, Joseph, ỉmplications of the TRIPS Agreemert in the Field of Patent Law, (in Beier, Friedrich-Karl and Schricker. Gerhard, From GATT to'TRIPS - The Agreement on Trade-Relũted Aspects ofIPRs), IĨC 1996.

[10]Carvalho, Nuno Pires de, The TRIPS Regime of TYademarksQM Designs, Kluyver Law International 2006, tr. 160. Xem thêm: Ladas, Stephen p., Exclusive Territorial Licenses Under Parallel Pateitè’ International Revievv of IndustriaĩProperty and Copyright Law (V°h ’ . 1972), tr. 335- 346; Straus, Joseph, Implicatwns of the TRIPS in the Field of Patent Law, (in Beier, Friedrich-Karl and Schric Gerhard, From GATT to TRIPS - The Agreement on Tradt- Aspects of IPRs), IIC 1996, tr. 194; Correa, Carlos M., TradeAspects of IPRs - A Commentary on the TRIPS Agreement, 0*^Ưniversity Press, 2007, tr. 78; UNCTAD-ICTSD Pròject on IPR® ^Sustainable Development, Resource Book on TRỈPS and DeveWCambridge University Press, 2005, tr. 81.

[11]Xem: BBS Kraftfahrzeug Technik V. Jap-Auto Products ("BBS cạsẹ"), the Supreme Cọurt Decision ọn JuỊy Ọl, 1997, H6 (Ne) 3272("BBS Wheels III"), đoạn 333.

[12]Pham Hong Quat, How to Comply with the TRIPS and w'TO Law: The New Challenges to Vietnam's Patent Legislation from WTO dispute settlement practice, Doctoral Dissertation, Nagoya University, Japan, 2007.