In trang này
Thứ năm, 23 Tháng 6 2016 16:57

Điều kiện bảo đảm cạnh tranh và chống độc quyền trong kinh doanh

Xuất phát từ cơ chế hình thành, tồn tại của độc quyền, từ mối liên hệ hữu cơ giữa độc quyền và cạnh tranh trong kinh doanh, để có sự cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền, cần có những điều kiện nhất định, những điều kiện quan trọng cần có là:

1. Điều kiện pháp lý và thể chế trong hoạt động kinh doanh

Các yếu tố về pháp lí – thể chế do Nhà nước ban hành là nhân tố quan trọng nhất hình thành môi trường kinh doanh trong mỗi quốc gia. Với xu thế hội nhập ngày càng cao về kinh tế trên thế giới hiện nay, nhiều quy định về pháp lí – thể chế diều chỉnh các hành vi kinh doanh đã và đang không bị giới hạn trong phạm vi quốc gia mà được hình thành và có hiệu lực trong phạm vi khu vực hoặc toàn cầu. Song, dù hình thành và có phạm vi trong khu vực nào, để đảm bảo cho cạnh tranh và chống độc quyền, các yếu tố pháp lí – thể chế phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

- Bảo đẩm sự đồng bộ trong toàn hệ thống thuộc mọi lĩnh vực của hoạt động kinh doanh;

- Các quy định pháp lí – thể chế do Nhà nước (hoặc một nhóm các quốc gia như hiệp hội, tổ chứ quốc tế) ban hành phải rõ ràng và sát với thực tiễn;

- Hiệu lực pháp luật của các quy định pháp lí – thể chế phải đảm bảo sự thống nhất trong việc điều chỉnh hành vi kinh doanh. Điều đó có nghiã là cần được hạn chế đến mức thấp nhất những ngoại lệ đối với một chủ thể hay một hành vi kinh doanh nào đó nhằm tạo ra sự bình đẳng trên thực tế giữa các chủ thể kinh doanh.

2. Điều kiên trong chỉ đạo, điều hành nền kinh tế quốc dân

Các quy định pháp lí – thể chế của  Nhà nước là sản phẩm chủ quan trên cơ sở nhận thức khách quan. Để các quy định pháp luật ban hành có hiệu lực trong thực tiễn thì việc chỉ đạo và điều hành của bộ máy hành chính Nhà nước đóng vai trò quyết định. Vì vậy, để thực hiện vai trò kinh tế của mình, Nhà nước phải hình thành được bộ máy điều hành đủ năng lực chuyên môn, tận tụy, công tâm khi thi hành công vụ. Mọi văn bản quy định đều không thể đưa vào thực hiện trong cuộc sống nếu bộ máy điều hành non kém về chuyên môn, quan liêu và lãng phí.

3. Điều kiện về trình độ văn hóa, đạo đức xã hội của nhân dân và các chủ thể kinh doanh

Nếu như sự hình thành các văn bản pháp luật, công tác chỉ đạo, điều hành của bộ máy công quyền lầ những điều kiện cần thì trình đọ văn hóa và đạo đức của các chủ thế kinh doanh lại là điều kiện đủ để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh. Sự phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh thường thông qua những tiêu chí định tính, khó có thể thương lượng. Vì vậy, chỉ có thể đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh khi nhân dân – với tư cách là người tiêu dùng – có trình độ văn hóa cần thiết và đạo đức trong kinh doanh được tôn trọng.

Ngoài ra, để đối phó với cạnh tranh trên thị trường, một số công ty, doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ cùng một mặt hàng hoặc những mặt hàng có mối liên hệ hữu cơ với nhau trong quá trình sản xuất hoặc tiêu thụ, cùng liên kết với nhau hình thành một tập đoàn kinh tế chi phối khối lượng sản xuất, cung ứng giá cả và thị trường. Đây chính là quá trình tích tụ tư bản trên phạm vi toàn xã hội và diễn ra một cách tự phát. Kết quả là những tập đoàn kinh tế mạnh ra đời và có khả năng quy định giá cả độc quyền, giá cả lũng đoạn cao.

Độc quyền còn được hình thành theo những con đường khác. Trong một số tường hợp, nhờ quyền lực chính trị - xã hội mà một doanh nghiệp có thể đạt được quyền kinh doanh một mặt hàng nhất định, còn các nhà đầu tư khác muốn tham gia kinh doanh thì không được phép. Như vậy độc quyền luôn luôn gắn liền với chủ trương của Nhà nước là người cầm quyền và quản lí kinh tế, xã hội. Trong các nước kinh tế chuyển đổi, độc quyền do chính sách nhà nước tạo ra và tương đối phổ biến.

Một hình thức độc quyền khác trong nền kinh tế là độc quyền tự nhiên khi nhiều doanh nghiệp không thể tham gia kinh doanh do mức độ kĩ thuật phức tạp, yêu cầu vốn lớn, và hiệu quả chỉ đạt được với quy mô sản xuất rất lớn.

Những hậu quả của độc quyền trong kinh doanh

Độc quyền trong kinh doanh dù hình thành và tồn tại bằng cách nào cũng thường gây ra những hậu quả tiêu cực với nền kinh tế quốc dân.

Độc quyền trong kinh doanh là động lực là kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Bởi lẽ, với thế độc quyền, người sản xuất không cần quan tâm đến cải tiến kĩ thuật, công nghệ sản xuất và phương thức quản lí mà vẫn thu được lợi nhuận đặc biệt cao. Độc quyền trong kinh doanh sẽ dẫn đến hình thành giá cả độc quyền, giá cả lũng đoạn cao, làm ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Độc quyền trong kinh doanh là yếu tố hạn chế tự do kinh doanh và văn minh thương mại.

Vì những hậu quả nêu trên của độc quyền trong kinh doanh, nhiều quốc gia trên thế giới đã coi chống độc quyền là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của nhà nước. nhà nước kiểm soát và ngăn chặng quá trình tích tụ, tập trung để hình thành những tập đoàn kinh tế đủ sức khống chế thị trường bằng Luật chống độc quyền. Mặc khác Nhà nước ngày càng giảm bớt sự can thiệp bằng những mệnh lệnh hành chính để tạo thế độc quyền cho một số doanh nghiệp đặc biệt.

Sửa đổi lần cuối Thứ hai, 05 Tháng 12 2016 17:03