In trang này
Thứ sáu, 22 Tháng 7 2016 03:23

Những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng chính sách công

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

Chính sách công vừa là sản phẩm đầu ra của hoạt động quản lý nhà nước, vừa là đầu vào trong quản lý vĩ mô, vì thế nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều chủ thể và quá trình hoạt động của các ngành, lĩnh vực và các địa phương. Nếu nội dung chính sách công không bảo đảm yêu cầu chất lượng sẽ làm mất đi động lực phát triển, thậm chí còn gây hậu quả không mong muốn cho đời sống dân sinh. Để phát huy được vai trò của chính sách công trong thực tế, các chủ thể hoạch định chính sách công cần phải thiết lập nội dung khoa học hợp lý để bảo đảm cho chính sách công phát huy được vai trò của công cụ quản lý vĩ mô trong thực tế. Một số yêu cầu cơ bản đối với một chính sách công tốt bao gồm:

1. Chính sách công phải hướng vào mục tiêu

Trong mỗi thời kỳ, nhà nước đề ra những mục tiêu phát triển cụ thể phù hợp với nhu cầu thực tế của đất nước. Để đạt những mục tiêu đó, nhà nước phải sử dụng các công cụ quản lý một cách hữu hiệu. Mục tiêu chính sách công phản ánh mong muốn của nhà nước về những giá trị kinh tế, xã hội cần đạt được trong tương lai phù hợp với yêu cầu phát triển chung toàn xã hội. Mục tiêu chung và mục tiêu chính sách luôn có sự gắn bó mật thiết với nhau, nhưng giữa chúng có sự khác nhau cơ bản là mục tiêu chính sách phải cụ thể, rõ ràng và hướng tới mục tiêu chung. Nếu một chính sách công được ban hành có mục tiêu không sát thực hoặc đi ngược lại mục tiêu chung thì không được nhân dân tin tưởng thực hiện hoặc không được thừa nhận. Một chính sách công như vậy không được coi là chính sách tốt.

2. Chính sách công phải tạo được động lực mạnh cho các chủ thể

Sau khi ban hành, chính sách công đi vào cuộc sống ra sao, tác động như thế nào đến quá trình vận động của các yếu tố để đạt mục tiêu dự kiến là vấn đề cực kỳ quan trọng. Mục tiêu của chính sách công đề ra là đúng đắn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân nhưng thực hiện được hay không còn tuỳ thuộc vào hệ thống biện pháp của chính sách. Ngay trong một chính sách công, mục tiêu và biện pháp luôn là một thể thống nhất mang tính đồng bộ và cân bằng động. Một mục tiêu chính sách được thực hiện bằng một hệ thống biện pháp, trong đó có những biện pháp trực tiếp, biện pháp gián tiếp; biện pháp chính, trọng tâm và biện pháp hỗ trợ... Biện pháp là để thực hiện mục tiêu, nhưng với những mục tiêu khác nhau về mức độ cũng cần phải có những biện pháp khác nhau. Như vậy, có thể thấy mục tiêu là yếu tố quyết định việc lựa chọn biện pháp và ngược lại biện pháp là điểu kiện, là yếu tố thúc đẩy để đạt được mục tiêu. Nếu mục tiêu tạo ra được sức hấp dẫn với đời sống xã hội sẽ được nhân dân hưởng ứng thực hiện. Biện pháp tích cực sẽ có tác động mạnh đến mục tiêu, nhanh chóng biến mục tiêu thành hiện thực. Những biện pháp chính sách công có tác động mạnh đến mục tiêu thường mang tính cơ chế cao như cơ chế tự chủ, cơ chế lợi ích, cơ chế trách nhiệm, cơ chế xã hội hoá...

Tóm lại, một chính sách công đề cập được những vấn đề bức xúc mà xã hội đang quan tâm giải quyết, tác động trực tiếp đến nguyên nhân cốt lõi của vấn đề, có mục tiêu rõ ràng với những biện pháp khoa học chứa đựng cơ chế thích hợp sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh tế - xã hội và tạo động lực mạnh cho các chủ thể tham gia vào quá trình chính sách công.

3. Chính sách công phải phù hợp với điu kiện thực tế

Một chính sách công được ban hành thường xuất phát từ những vấn đề nảy sinh trong thực tế và quay trở lại giải quyết chính những vấn đề đó, bởi vậy chính sách công mới ban hành nhất thiết phải phù hợp với những điều kiện cụ thể. Trong quá trình quản lý xã hội, nhà nước thường xuyên tác động đến các đối tượng theo những nội dung, phương pháp nhất định nhằm đạt mục tiêu định hướng. Đối tượng quản lý của nhà nưóc chủ yếu bao gồm các quan hệ tồn tại trong xã hội giữa những yếu tố cấu thành trong hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường, bởi vậy chúng cũng thường xuyên vận động. Tính chất đặc biệt của đốỉ tượng quản lý tạo nên những biến đổi đa dạng, phức tạp về các quan hệ xã hội trong quá trình tồn tại phát triển. Nguyên nhân dẫn đến những biến đổi trong quan hệ giữa các yếu tố tham gia hoạt động kinh tế - xã hội có nhiều, nhưng chủ yếu là do sự tác động lẫn nhau giữa các mối quan hệ và sự tác động của nhà nước đến từng mối quan hệ đó. Những biến cố xảy ra trong quá trình vận động có thể phù hợp với mong muốn của xã hội, nhưng cũng có không ít biến cố mâu thuẫn với mục tiêu định hướng, vì thế nhà nước phải dùng chính sách công để điểu chỉnh các quan hệ nảy sinh theo yêu cầu quản lý. Muốn vậy chính sách công được ban hành phải phù hợp với thực tế mới vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội, vừa không làm phát sinh hoặc hạn chế được những vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu quản lý.

4. Chính sách công phải có tính khả thi cao

Chính sách công vừa là ý chí của nhà nước, vừa là nguyện vọng của nhân dân, vì thế tính khả thi của chính sách công là một yêu cầu hết sức quan trọng để biến những mong muốn của nhà nước và nhân dân thành hiện thực. Tính khả thi của một chính sách công phải được xem xét trên nhiều phương diện, từ việc xác định đúng các nguyên nhân làm xuất hiện vấn đề chính sách đến việc lựa chọn được thời điểm ban hành thích hợp. Trong thực tế thường xuyên xuất hiện hay tiềm ẩn những mâu thuẫn có liên quan đến đời sống xã hội. Mâu thuẫn xuất hiện có thể do sự vận động của những quy luật nội tại mang tính kinh tế, xã hội, cũng có thể do những tác động từ phía bên ngoài. Có những mâu thuẫn nảy sinh sẽ được chuyển hoá phù hợp với quá trình vận động một cách khách quan, nhưng cũng có mâu thuẫn trở thành vật cản trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển của toàn xã hội. Để giải quyết những mâu thuẫn này, nhà nước phải sử dụng nhiều loại công cụ, trong đó có chính sách công. Vì thế khi ban hành chính sách công, nhà nước cần phân tích đầy đủ quá trình vận động của các yếu tố cấu thành hiện tượng kinh tế, xã hội để xác định đúng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mới có thể giải quyết vấn đề một cách khoa học. Đồng thời để tránh cho vấn đề phát sinh phát triển và chuyển hoá thành vấn đề khác phức tạp hơn và cũng là tranh tốn kém về nhân lực, vật lực cho việc giải quyết vấn để thì chủ thể quản lý phải ban hành chính sách kịp thời. Chủ động thực hiện như vậy chắc chắn làm cho mục tiêu dự kiến của chính sách công trở thành hiện thực.

5. Chính sách công phải bảo đảm tính hợp lý

Muốn chính sách công đi vào đời sống xã hội được thuận lợi thì ngoài những yêu cầu nêu trên, mục tiêu và biện pháp của chính sách còn phải hợp lý. Tính hợp lý của chính sách công cần được hiểu là sự cân đối, hài hoà giữa mục tiêu chính sách với nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng trong hiện tại và tương lai. Mục tiêu mà chính sách công hướng tới chính là tập hợp những nhu cầu của một hay nhiều bộ phận dân cư trong xã hội, nên không thể cầu toàn rằng mọi nguyện vọng của cá nhân trong các bộ phận đó được đáp ứng một cách đầy đủ. Ví dụ, chính sách đối với người có công không thể bảo đảm được đầy đủ đời sống vật chất, tinh thần của mỗi đối tượng chính sách, mà chỉ thoả mãn được yêu cầu của một số đối tượng đặc biệt, còn các đối tượng khác chỉ có thể quan tâm ở một mức độ nhất định vào những thời điểm nhất định. Công lao của các đối tượng chính sách là hết sức to lớn, không thể định lượng bằng vật chất, nếu các biện pháp chính sách lại thiên vể kinh tế là không hợp lý. Nguyên lý sức mạnh vật chất không được coi là cơ sở chủ yếu cho việc tìm kiếm các biện pháp chính sách công trong trường hợp này.

6. Chính sách công phải bảo đảm tính hiệu quả về kinh tế, xã hội

Hiệu quả của chính sách công là cơ sở để duy tri sự tồn tại và phát triển của các quá trình kinh tế, xã hội theo định hướng. Mục tiêu đề ra của chính sách công được thực hiện mới chỉ bảo đảm tính khả thi của chính sách, nhưng nếu chi phí nguồn lực quá lớn cho mỗi mục tiêu thì chính sách lại được coi là không hiệu quả. Các quá trình kinh tế, xã hội luôn luôn cần được tái hoạt động mở rộng để không ngừng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của đời sông xã hội cả về cả lượng và chất, vì thế chủ thể hoạch định chính sách công cần phải bảo đảm hiệu quả thực thi của chính sách công. Để chính sách mang lại hiệu quả, cần có sự thống nhất cao giữa hoạch định mục tiêu chính sách với mục tiêu phát triển chung, giữa mục tiêu chính sách với nguyện vọng của đại đa số nhân dân, và đặc biệt là giữa mục tiêu và biện pháp chính sách. Nếu mục tiêu chính sách phù hợp với mục tiêu chung sẽ cho phép rút ngắn thời gian đến với mục tiêu quản lý và tiết kiệm được chi phí các nguồn lực trong quá trình đó. Người thực hiện mục tiêu chính sách là nhân dân vì thế nếu mục tiêu chính sách thống nhất với ý nguyện của nhân dân sẽ thu hút được đông đảo quần chúng tham gia vào quá trình chính sách một cách tự giác, tạo nên một động lực mạnh để thực hiện tốt nhất các mục tiêu phát triển. Sự tham gia tự giác của nhân dân vào quá trình chính sách còn giúp cho việc tìm kiếm các biện pháp thực thi mục tiêu chính sách. Để từ đó các nhà hoạch định chính sách sẽ lựa chọn được hệ thống biện pháp chính sách tối ưu nhất. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy biện pháp mang lại hiệu quả cho chính sách công thường mang tính cơ chế cao vì. nó tác động đến các đổỉ tượng thực thi chính sách theo quy luật, tạo ra những xu thế vận động có sức cuốn hút các yếu tố vào quá trình vận động phát triển kinh tế - xã hội.

Tóm lại, những yêu cầu trên đây được coi là những tiêu chuẩn để đánh giá về một chính sách công xem có tốt hay không. Căn cứ vào những yêu cầu đó, các nhà quản lý sẽ tìm kiếm được mục tiêu và giải pháp tốt trong quá trình hoạch định chính sách công, đồng thời cũng đánh giá được mức độ hoàn thiện của một chính sách công khi được ban hành.